Ngành bia Việt Nam gặp thế khó, liệu có “ló” cái hay?

📌 Innovations Of The Week (Tuần 1/Tháng 8): Lợi nhuận sau thuế ngành bia lao dốc mạnh với tốc độ giảm hơn 23% sau thuế, theo thống kê trên các sàn chứng khoán. Thị trường bia Việt đã chấm dứt thời kỳ hoàng kim? 

Có 1001 cách khiến việc uống “nước lúa mạch” trở nên vui hơn bao giờ hết. Liệu những ý tưởng sáng tạo này có là tương lai mới của các buổi hội họp kết nối tập thể; đánh dấu sự quay lại khởi sắc của ngành bia? 

Khám phá ngay 4 giải pháp tuần này! 

1. Bột bia tươi uống liền – Chỉ cần thêm nước!

Neuzelle, một nhà máy bia tại Đức, đang tạo nên một làn sóng mới trong ngành công nghiệp bia với sản phẩm đột phá: bia bột. Thay vì đóng chai truyền thống, bia được sản xuất dưới dạng bột. Người dùng chỉ cần đổ bột vào vào cốc nước, bột sẽ sủi bọt và mang đầy đủ hương vị như loại bia thông thường. Hiện bia này còn có điểm đặc biệt là không có cồn và không chứa CO2.

Quy trình sản xuất bia bột đơn giản hơn nhiều so với phương pháp ủ bia truyền thống, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Bột bia được làm từ những nguyên liệu tự nhiên như mạch nha, hoa bia và men, đảm bảo hương vị đặc trưng của bia. Ưu điểm nổi bật của bia bột là tính bền vững, giảm thiểu đáng kể lượng bao bì và vận chuyển, góp phần bảo vệ môi trường. Klosterbrauerei Neuzelle hy vọng rằng bột bia có thể là bước ngoặt đối với lượng khí thải carbon trong hoạt động xuất khẩu bia – thay vì đóng chai và thùng để chuyển sang đóng gói bột bia nhẹ hơn nhiều. Tổng giám đốc nhà máy bia Stefan Fritsche cho biết: “Chúng tôi đã tính toán rằng, nếu áp dụng điều này với nước Đức, chúng tôi có thể tiết kiệm được khoảng 3 đến 5 phần trăm lượng khí thải CO2 chỉ riêng cho nước Đức. Và nếu nhìn vào toàn cầu, chúng ta có thể giảm được khoảng nửa phần trăm lượng khí thải CO2 trên toàn thế giới”. Theo Fritsche, chủ sở hữu của Neuzelle: định dạng bột này trên hết là rẻ hơn và bền vững hơn. Bột có chi phí vận chuyển thấp hơn khoảng 90% so với bia truyền thống. Theo ước tính lượng khí thải carbon Impact CO2 , bao bì và vận chuyển chiếm 70 phần trăm tác động đến môi trường của một lít (khoảng hai pint) bia. Dạng bột cũng tiết kiệm thời gian vì sản xuất trong phòng thí nghiệm nhanh hơn so với phương pháp pha chế truyền thống, mất trung bình hai tháng.

.

Đồng thời, chi phí sản xuất và vận chuyển cũng thấp hơn đáng kể, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đích xuất khẩu của loại bia này là châu Phi và châu Á và được quảng cáo là có chi phí xuất khẩu rẻ hơn 90% so với bia thường. 

Mặc dù còn đối mặt với một số thách thức như thay đổi thói quen tiêu dùng và tuân thủ các quy định về sản xuất bia, nhưng bia bột được kỳ vọng sẽ trở thành một xu hướng mới trong ngành công nghiệp đồ uống, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm bền vững và tiện lợi.

2. Bia làm từ nước thải nhà tắm, máy giặt

Bạn có bao giờ nghĩ rằng mình đang thưởng thức một loại bia thủ công cao cấp được làm từ nước thải chưa? Epic OneWater Brew sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm uống bia hoàn toàn mới lạ. Với thiết kế lon bia bắt mắt và hương vị Kölsch thanh mát, loại bia này không chỉ chinh phục vị giác mà còn khơi gợi trí tò mò của người thưởng thức. Bằng cách sử dụng nước thải đã qua xử lý từ vòi tắm, bồn rửa và máy giặt của một tòa nhà dân cư., nhà sản xuất đã chứng minh rằng ngay cả những nguồn nước tưởng chừng như không thể sử dụng được cũng có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.

Ông Aaron Tartakovsky, giám đốc điều hành và đồng sáng lập Epic Cleantec , cho biết: “Các tòa nhà trên toàn cầu sử dụng 14% tổng lượng nước uống được. Nhưng hầu như không có tòa nhà nào tái sử dụng nước đó. Đây là điều chúng tôi đang cố gắng thay đổi”. 

.

Quá trình biến nước thải thành bia bắt đầu bằng việc thu gom nước thải sinh hoạt từ một khu chung cư lớn ở San Francisco. Đầu tiên, công ty xử lý sinh học để loại bỏ chất hữu cơ, sau đó vi lọc qua màng chỉ dày 0,04 micron (khoảng 0,05% độ dày của tóc người), và cuối cùng là khử trùng bằng tia cực tím và chlor. Hệ thống này cho ra nước an toàn để tái sử dụng trong các hoạt động như xả bồn cầu và bồn tiểu, tưới tiêu và giặt giũ. Hệ thống được lắp đặt trong Fifteen Fifty được thiết kế để tái chế 28.390 lít nước/ngày, hoặc lên đến 1,041 triệu lít/năm.

Epic Cleantec cho biết hệ thống này có những lợi ích khác: nhiệt thu hồi từ nước thải có thể được sử dụng để làm nóng nước sinh hoạt, cắt giảm chi phí sưởi ấm; chất hữu cơ trong nước thải có thể dùng để sản xuất các sản phẩm đất tự nhiên, sau đó dùng trong vườn tược hoặc công viên.

Mặc dù hệ thống của Epic Cleantec không nhằm mục đích sản xuất nước uống thương mại, nhưng các quy định hiện cho phép tái sử dụng nước thải có thể uống được ở nhiều bang của Mỹ, như California và Texas. Sáng chế này đánh dấu một bước tiến quan trọng hướng tới việc bình thường hóa việc sử dụng nước tái chế cho mục đích uống. Nhiều bang khác, bao gồm Arizona, Colorado, Florida, New Mexico và Washington, cũng đang trong quá trình cập nhật các quy định tái sử dụng nước của họ.

Bia Epic OneWater Brew là một minh chứng sáng tạo cho thấy chúng ta có thể biến những thách thức thành cơ hội. Bằng cách tái chế nước thải thành một loại bia thơm ngon, dự án này không chỉ giải quyết vấn đề thiếu nước mà còn mở ra một tương lai đầy hứa hẹn cho ngành sản xuất bia và bảo vệ môi trường. Đây là một ví dụ điển hình về cách mà công nghệ và sự sáng tạo có thể giúp chúng ta xây dựng một thế giới bền vững hơn

3. Máy “in” bia phân tử

Trong vài năm gần đây, những người yêu thích bia đã có thể in hình ảnh lên nhãn, thậm chí cả lên lớp bọt của một cốc bia tươi. Nhưng Bar.on còn tiến xa hơn thế: họ xây dựng máy in có thể sản xuất chính loại bia đó. Giống như máy in thông thường, máy in bia sáng tạo này sử dụng các hộp mực, nhưng thay vì mực in, chúng chứa các hợp chất tạo nên hương vị và mùi thơm đặc trưng của bia. Chỉ với vài thao tác, bạn có thể chọn lựa sự kết hợp giữa các hợp chất này, chúng được trộn với nước máy và ethanol - vậy là bạn đã có một ly bia "in" cho riêng mình!

Điểm khác biệt lớn nhất của loại bia này so với bia truyền thống là quá trình sản xuất. Thay vì quá trình lên men phức tạp và tốn thời gian, bia được tạo ra bằng cách kết hợp các hợp chất hương vị đã được chiết xuất. Máy in bia phân tử của Bar.on chỉ mất vài giây để biến nước thành các loại bia khác nhau, với độ đắng, nồng độ cồn, hương trái cây và vị ngọt được tùy chỉnh theo ý thích. Máy in bia có thể sản xuất nhiều loại bia khác nhau, từ bia vàng, nâu, IPA đến bia không cồn, chỉ bằng cách thay đổi tỷ lệ các hợp chất hương vị. Công ty đang hướng tới mục tiêu giúp ngành công nghiệp bia bền vững hơn và hy vọng sớm đưa công nghệ pha chế bia phân tử của mình ra thị trường quốc tế. .

Nhà sáng lập Dirk Standaert và Valentijn Destoop đã hợp tác với giáo sư Kevin Verstrepen (VIB-KU Leuven) để chiết xuất các hợp chất này.  "Hơn 250 loại bia đã được phân tích phân tử và chúng tôi đã thử nghiệm hàng trăm hợp chất theo các tỷ lệ khác nhau để tạo ra công thức bia của mình", nhà khoa học hàng đầu của Bar.On, Sofie Bossaert, giải thích. Các hỗn hợp hương vị có thể được kết hợp với tỷ lệ khác nhau để tạo ra nhiều loại bia khác nhau, mà vẫn đảm bảo được hương vị thơm ngon như hương vị truyền thống. "Máy in phun thường chỉ có bốn hộp mực - xanh lam, vàng, đỏ tươi và đen - nhưng kết hợp lại, chúng có thể tạo ra hàng trăm màu sắc và sắc thái. Nó hoạt động tương tự với hộp mực hương vị của chúng tôi", Bossaert nói.

Quá trình sản xuất bia được rút ngắn đáng kể, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, công nghệ in bia phân tử cũng đóng góp một nỗ lực lớn vào vấn đề giảm thiểu lượng nước thải và bao bì bia, góp phần bảo vệ môi trường.

4. Biến bánh mì thừa thành bia thủ công.

Thực phẩm lãng phí là một trong những vấn đề môi trường tối quan trọng của thời đại chúng ta. Theo khảo sát, mỗi ngày, Hồng Kông thải ra 3.600 tấn thực phẩm, tương đương với 250 xe buýt hai tầng . Chỉ tính riêng bánh mì, các chuỗi cửa hàng bánh lớn nhất thành phố như A1 và Maxim's cùng các siêu thị như ParknShop đã cùng nhau thải ra 1.692 tấn bánh mì thừa mỗi ngày. Thực phẩm thừa chủ yếu được đổ ở các bãi rác, nơi đó thực phẩm hư thối và phát thải lượng lớn methane – một loại khí nhà kính tác động mạnh góp phần làm trái đất ấm lên. Song thách thức này cũng mở ra cơ hội lớn cho các công ty ngành bia thủ công, ưu tiên các nguyên liệu bền vững.

Anushka Purohit, Naman Tekriwal, Deevansh Gupta và Suyash Mohan - bốn sinh viên Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST) ghé qua một tiệm bánh địa phương để ăn mừng kết thúc học kỳ, họ nhận thấy nhân viên tiệm bánh đang vứt bỏ bánh mì và đồ nướng chưa bán hết. Nhóm sinh viên tự hỏi liệu có cách nào để tránh lãng phí thực phẩm, một vấn đề đang gia tăng ở Hồng Kông? Sau đó, khi đến thăm một quán bar, các bạn cùng lớp nảy ra ý tưởng: Biến bánh mì thừa thành bia. Và Breer đã ra đời. Startup có trụ sở tại Hồng Kông này tái chế bánh mì không bán hết từ các tiệm bánh địa phương thành bia thủ công.

.

Thay vì bỏ bánh mì tồn vào cuối ngày trong tình trạng vẫn còn có thể ăn được, Breer đã tái sử dụng chúng để làm ra loại bia với lượng mạch nha thấp, giúp giảm lãng phí thực phẩm. Breer thu gom miễn phí bánh mì thừa từ các nhà hàng, tiệm bánh và quán ăn kiểu Hồng Kông (cha chaan teng) địa phương.Những ổ bánh mì này có chứa những nguyên liệu cơ bản để làm bia, chẳng hạn như lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Nhờ đó, chúng ta có thể dùng chúng để thay thế một phần đáng kể lượng mạch nha và men truyền thống trong quá trình sản xuất bia. Công ty Breer đã hợp tác với các nhà máy bia địa phương, hợp đồng sản xuất từ 4.000 đến 6.000 lít bia ít nhất sáu lần một năm.. Quy trình sản xuất ra loại bia này cũng vô cùng đặc biệt: Bánh mì sẽ được làm khô, nghiền nhỏ, ngâm nước và nấu cùng hoa bia để tạo ra một loại bia hoàn toàn mới.

Cụ thể: Để tạo ra một mẻ bia 500 lít, Breer bắt đầu với khoảng 700 ổ bánh mì thừa, được cắt nhỏ thành từng miếng. Vì bánh mì có khối lượng lớn nên chiếm nhiều không gian. "Những lần ủ bia đầu tiên, chúng tôi phải dành 7 hoặc 8 giờ trong một căn phòng đầy bánh mì để xé nhỏ chúng", Mohan nói. Các miếng bánh mì khô sau đó được ngâm trong nước, nghiền nát, lọc và đun sôi để tạo thành nước đường. Sau đó, hoa bia được thêm vào ở các mức độ pH và nhiệt độ khác nhau tùy thuộc vào hương vị mong muốn cho loại bia. Cuối cùng, nước đường được thêm vào thùng lên men, nơi men được thêm vào để chuyển đổi đường thành cồn và carbon dioxide. Bia được tạo ga gần cuối hoặc sau quá trình lên men.

Hai sản phẩm đầu tiên của Breer là bia lager và bia pale ale. Bia lager thường có vị nhẹ, sảng khoái, còn bia pale ale có vị hoa bia đậm đà hơn. Breer cho biết trong vòng một năm, họ sẽ có thể tiết kiệm được 75.000 đô la Hồng Kông (9.675 đô la Mỹ) chi phí sản xuất bia, ngoài ra còn tiết kiệm được 9,2 tấn bánh mì và 3 km2 diện tích bãi chôn lấp . 

Hiện nay, bia Breer đã có mặt tại hơn 300 điểm bán hàng ở Hồng Kông. Công ty đã tận dụng thành công hơn 2 tấn bánh mì thừa để tạo ra những loại bia độc đáo. Ngoài bia chua hoa hồng, Breer còn sáng tạo ra nhiều loại bia đặc biệt khác. Ví dụ, họ đã kết hợp bã cà phê để tạo ra bia stout và sử dụng bánh bao dứa thừa để sản xuất bia IPA, hai món ăn rất được yêu thích tại địa phương. Thành công của Breer đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Năm 2023, các nhà sáng lập của công ty đã được Forbes vinh danh trong danh sách “Forbes 30 Under 30 Asia” nhờ những đóng góp tích cực cho cộng đồng

 Trúc Uyên

Đã copy link

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

images.jpg
Thứ 3, 20/05/2025

Xếp hạng chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2025: Việt Nam tăng 1 bậc

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn trên bản đồ toàn cầu khi tăng thêm một bậc, vươn lên vị trí 55 trong bảng xếp hạng năm 2025 do StartupBlink công bố. Đà thăng hạng bền vững trong ba năm liên tiếp cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và nhất quán của môi trường đổi mới sáng tạo quốc gia.
Bìa 1 (18).jpg
Thứ 5, 15/05/2025

Biến cổ động thành hành động: FinTech xanh làm được gì?

Một câu hỏi nhức nhối đặt ra cho giới FinTech: Làm sao để đảm bảo các tuyên bố ESG và các sản phẩm Tài chính xanh thực sự mang lại tác động tích cực, chứ không chỉ là "vỏ bọc"? Khi mà mỗi giao dịch cà thẻ hàng ngày đều để lại "dấu chân carbon" mà người tiêu dùng hầu như không nhận biết? Vậy đâu là cách các startup FinTech trên toàn cầu đang tiên phong trong việc giải quyết vấn đề này thông qua công nghệ. Hãy cùng khám phá 4 Innovation of the week tuần này: ✨ ESG không còn là đặc quyền của ‘ông lớn’: Zero Circle đang san phẳng cuộc chơi! ✨ Tomorrow Bank: Ngân hàng xanh là khi ví tiền bảo vệ hành tinh ✨ Earthian AI – "Vệ sĩ số" chống rửa tiền xanh ✨ Với Ecolytiq mỗi lần cà thẻ là một lần chọn hành động vì trái đất
Bìa 1 (16).jpg
Thứ 3, 06/05/2025

"Xanh hóa": Lời giải đáp cho thách thức nông nghiệp Úc

Dù chiếm tới 55% diện tích sử dụng đất toàn quốc vào năm 2023, ngành nông nghiệp Úc vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng khi có hơn 500 loài cỏ dại kháng thuốc, 60% rác thải hữu cơ chưa được xử lý đúng cách, và không ít vùng nông thôn vẫn thiếu kết nối sóng điện thoại, gây khó khăn khi nông dân làm việc một mình nhưng gặp tính huống nguy hiểm. 04 startup dưới đây mang tới những giải pháp thiết thực cho những bài toán kể trên. Cùng BambuUP khám phá Innovation of the Week tuần này - 4 công nghệ tiên tiến không chỉ giải quyết các vấn đề cấp thiết mà còn góp phần kiến tạo tương lai nông nghiệp xanh và bền vững.