Vai Trò Của Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp: Cây Muốn Mọc Phải Có Đất Tốt

Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và tạo điều kiện để hệ sinh thái phát triển bền vững là vấn đề nhận được sự quan tâm sâu sắc của các chính phủ cũng như giới học thuật những năm gần đây, đặc biệt là khi bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang tạo nên những cơ hội và thách thức mới cho tất cả các quốc gia. Hệ sinh thái khởi nghiệp thậm chí có nét tương đồng với một hệ sinh thái sinh học thường thấy.

Hệ sinh thái khởi nghiệp là gì?

             

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Hệ sinh thái khởi nghiệp được định nghĩa: là tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại), tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng) và các cơ quan liên quan (trường đại học, các cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp) tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương.”

Như vậy, từ định nghĩa trên, có thể thấy hệ sinh thái khởi nghiệp chỉ một cộng đồng bao gồm các thực thể cộng sinh, chia sẻ và bổ sung cho nhau, tạo nên một môi trường thuận lợi thúc đẩy sự hình thành nên các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và tăng trưởng nhanh. Các thành viên chính của hệ sinh thái khởi nghiệp rõ ràng là các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup). Các thành viên khác thường được coi là một phần của hệ sinh thái bao gồm các quỹ và các nhà đầu tư, các vườn ươm, các chương trình tăng tốc khởi nghiệp (accelerator) và các nhà cung cấp dịch vụ khác (cả nhà nước và tư nhân) cũng như các quá trình, các sự kiện và các thực thể khác (như các cuộc gặp gỡ trao đổi, các cuộc thi). 

Vai trò của hệ sinh thái khởi nghiệp

Giống như các hệ sinh thái sinh học, một hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm các yếu tố khác nhau, không chỉ là các cá nhân, nhóm, tạo thành một cộng đồng bằng cách tương tác với nhau, mà còn là những yếu tố môi trường mang tính quyết định có ảnh hưởng đến cách các tác nhân này hoạt động và kết nối với nhau; trong hệ sinh thái khởi nghiệp, đó có thể là luật pháp, các chính sách hay chuẩn mực văn hóa.  

               

                         Bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2021                                                                                                Nguồn: Văn phòng Đề án 844

Hệ sinh thái khởi nghiệp có vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Nó cung cấp các cơ hội mới cho các cá nhân, tổ chức nằm trong hệ thống. Hệ sinh thái khởi nghiệp không chỉ giúp tăng trưởng trong cơ hội việc làm, mà còn thúc đẩy quá trình hình thành của các ngành công nghiệp mới. Điều này sẽ lại làm đa dạng hóa cơ hội việc làm và giúp các cá nhân có kinh nghiệm và tài năng tìm được việc làm.

Hệ sinh thái khởi nghiệp càng hỗ trợ đổi mới trong các ngành công nghiệp mới thì sẽ càng đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng, làm tăng thu nhập cho người dân địa phương và tạo nhiều cơ hội to lớn cho thị trường xuất khẩu. Hệ sinh thái khởi nghiệp càng có tính ủng hộ cao thì sẽ mức độ phát triển nhanh hơn và đảm bảo cho địa phương sở hữu hệ sinh thái khởi nghiệp đó có thể dẫn đầu thế giới về tinh thần kinh doanh và đổi mới.

Việc phát triển tinh thần doanh nhân không chỉ tập trung vào kinh doanh mà còn ở cấp cơ sở giáo dục. Một hệ sinh thái khởi nghiệp tốt cần phải chuyển đổi từ nền giáo dục truyền thống và đảm bảo cho các thế hệ tương lai được giáo dục về các ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ mới nổi, và học tập kinh nghiệm để nắm bắt được tinh thần kinh doanh cho giới trẻ; cần phải xóa bỏ sự kỳ thị tiêu cực xung quanh các loại hình và phương thức giáo dục phi truyền thống, khuyến khích các tổ chức trao quyền cho học sinh, sinh viên theo đuổi những ý tưởng và những kế hoạch kinh doanh của mình.

Mô hình Chu trình Hệ sinh thái Khởi nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp đang chuyển dịch theo chiều hướng mở với nhiều thành phần tham gia và tương tác ngày càng mạnh mẽ. Với cơ chế hoạt động này, hệ sinh thái này sẽ là chìa khoá giúp các doanh nghiệp cùng nhau chuyển mình, phát triển và xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST vững mạnh trong tương lai. Theo một đánh giá của Startup Compass, mô hình Chu trình Hệ sinh thái Khởi nghiệp bao gồm 4 giai đoạn sau đây: 

1. Giai đoạn mới nổi

Giai đoạn đầu này của Hệ sinh thái khởi nghiệp bắt đầu “khi một thành phố tập hợp hoặc ráp nối các nguồn lực cần thiết cho một hệ sinh thái khởi nghiệp ra đời”. Hệ sinh thái trong giai đoạn này thường tăng trường chậm và thường thiếu nhiều yếu tố quan trọng như vốn mạo hiểm, nhà cung cấp dịch vụ, các nhà đầu tư theo giai đoạn và các cố vấn cũng như các chính sách thân thiện cho khởi nghiệp. Theo mô hình này, cách tốt nhất để hỗ trợ hệ sinh thái thời kỳ này là “thúc đẩy một cộng đồng doanh nghiệp sôi động và nuôi dưỡng cộng đồng ấy với nhiều loại sự kiện khác nhau” nhằm xúc tác cho việc phối hợp trực tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng. 

2. Giai đoạn kích hoạt

Hệ sinh thái trong giai đoạn phát triển này có nhiều yếu tố để thành công nhất. Hệ sinh thái điển hình trong giai đoạn này áp dụng các quy trình “Bắt kịp tăng trưởng”, ví dụ như áp dụng các thông lệ tốt nhất từ các hệ sinh thái thành công khác.

3. Giai đoạn hội nhập

Các hệ sinh thái trong giai đoạn này thường tăng trưởng không tự nhiên vì chỉ tập trung vào thu hút các nguồn lực từ khu vực và từ nền kinh tế toàn cầu, thông qua các câu chuyện thành công và các lần thoái vốn lớn. Hệ sinh thái trong giai đoạn này thường cạnh tranh trực tiếp với các hệ sinh thái khác có cùng nguồn lực. Điều này có nghĩa là tại hầu hết các nước có thể chỉ có dư địa cho chỉ một hoặc hai hệ sinh thái phát triển nhanh. Nếu một hệ sinh thái trở nên hấp dẫn ở quy mô quốc tế, thì thách thức chính sẽ là chuyển sang thu hút và hỗ trợ cho dòng nhân tài chảy vào (ví dụ như các chính sách về nhập cư và chính sách về nhà cửa). 

4. Giai đoạn chín muồi

Đến một lúc nào đó, hệ sinh thái sẽ vượt qua giới hạn các nguồn lực của mình và bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm hơn. Trong giai đoạn này hệ sinh thái sẽ tập trung vào củng cố các liên kết quốc gia và quốc tế của mình, xác định các làn sóng sáng tạo mới và tạo sự khác biệt cho mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. 

Hệ sinh thái khởi nghiệp đang không ngừng phát triển qua mỗi giai đoạn khác nhau. Song song với sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái khởi nghiệp, nhu cầu cập nhật thông tin toàn diện và kịp thời nắm bắt những xu hướng mới, những cơ hội hợp tác và đầu tư mới của các công ty khởi  nghiệp, các nhà đầu tư … cũng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều Startup, các công ty lớn và các nhà đầu tư vẫn gặp khá nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tham khảo chính thức và đáng tin cậy để phục vụ cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh và kết nối với các đối tác tiềm năng. 

>> Tìm hiểu thêm về bức tranh toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam năm 2022 tại đây:   http://ldp.to/BBUreport2022_register07

Báo cáo toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở Việt Nam năm 2022

Đã copy link

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

How-will-Blockchain-Change-the-8321-6781-1655467705.jpg
Thứ 4, 20/07/2022

Dự Báo Xu Hướng Tiền Mã Hóa Và Nhìn Lại Toàn Cảnh Thị Trường Tại Việt Nam Nhân Mùa "Ngủ Đông”

Với những đặc điểm nổi bật trên thị trường tiền điện tử cùng việc triển khai ứng dụng rộng rãi công nghệ chuỗi khối tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp, Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để trở thành cường quốc blockchain.
IOW Template VN-01.jpg
Thứ 4, 20/07/2022

Ứng dụng công nghệ để bứt phá - Lĩnh vực nào đang dần tạo nên dấu ấn tại thị trường Việt Nam?

Bước vào giai đoạn “Bình thường mới”, các lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam đang dần hồi phục và tạo nên những “bước ngoặt” trên thị trường với sự bùng nổ của các hoạt động đầu tư và gia nhập của các làn sóng công nghệ mới.
thumb_660_8fac5408-2995-4af6-9b96-eb9254cf9922.jpg
Thứ 3, 19/07/2022

Cơ Hội Hiếm Có Cho Đơn Vị Du Lịch Vượt Lên Thông Qua Ứng Dụng Công Nghệ Để Tối Ưu Trải Nghiệm Khách Hàng

Du khách sẽ ngày càng có những thay đổi không ngừng trong nhu cầu trải nghiệm theo hướng cá nhân hoá nhiều hơn. Đổi mới sáng tạo sẽ là chìa khóa giúp cho ngành du lịch Việt Nam đáp ứng được một cách linh hoạt và nhanh chóng những thay đổi đó của du khách trên cơ sở sự đổi mới sáng tạo cần gắn chặt với sự thấu hiểu khách hàng.