ĐMST mở là việc các doanh nghiệp và tổ chức tìm kiếm ý tưởng từ các nguồn bên ngoài cũng như bên trong doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết, thuật ngữ ĐMST mở được đặt ra bởi Henry Chesbrough, phó giáo sư và là người đứng đầu Trung tâm Đổi mới sáng tạo Mở của Trường Kinh doanh Haas thuộc Đại học California (Head of the Open Innovation Center of the Haas Business School of the University of California). ĐMST mở là một mô hình quản lý kinh doanh để đổi mới & thúc đẩy sự hợp tác của công ty với mọi người và các tổ chức bên ngoài công ty. Theo nghĩa này, những thách thức ĐMST mở là một sự phá vỡ văn hóa thực sự khỏi tâm lý ủ rũ của các công ty và sự bí mật truyền thống gắn liền với văn hóa R&D của công ty.
Mô hình đổi mới này sẽ trở nên khả thi khi công ty thừa nhận rằng có nhiều chuyên gia sáng giá và kiến thức lớn hơn bên ngoài tổ chức tham gia. Chính trong thời điểm này, cơ hội thu hút các cá nhân hoặc công ty bên ngoài đó trở nên thực tế hơn. Các công ty thực hiện các hoạt động ĐMST mở theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như liên minh giữa các công ty, chủ trì nghiên cứu trong các trường đại học, các cuộc thi nguồn lực cộng đồng và hệ sinh thái đổi mới.
Trong những năm cuối của thế kỷ XX, ĐMST mở vẫn còn được xem xét như một mô hình thành công tại một số doanh nghiệp công nghệ lớn. Thực tế thì các nhà nghiên cứu chưa thực sự quan tâm lắm, đến năm 2003, lần đầu tiên trong quyển sách có tên "Open Innovation" tác giả Giáo sư Henry W. Chesbrough của Đại học California (Berkeley, Mỹ) chính thức giới thiệu mô hình ĐMST mở, ông định nghĩa: "ĐMST mở là việc sử dụng các luồng tri thức từ ngoài vào và từ trong ra nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo nội bộ và mở rộng các thị trường cho bên ngoài đồng thời ứng dụng sự đổi mới”.
Open innovation thường được triển khai theo 3 hình thái:
Thu hút ý tưởng Từ bên ngoài (outside-in): một trong những ví dụ điển hình của hình thái này là doanh nghiệp tìm kiếm/phát hiện ý tưởng sáng tạo của startup từ các vườn ươm/ trung tâm khởi nghiệp.
Ý tưởng được khởi nguồn từ bên trong (inside-out): sau khi có ý tưởng, nếu doanh nghiệp có yêu cầu cụ thể từ khách hàng, doanh nghiệp sẽ liên kết với một tổ chức bên ngoài để thực hiện R&D.
Liên kết: theo hình thái này, doanh nghiệp sẽ liên kết với một tổ chức khác cùng triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo, chẳng hạn cùng làm R&D.
Dù theo hình thái nào, hệ sinh thái Open innovation được đặc trưng bởi 2 đối tượng chính, mỗi đối tượng sẽ đảm đương một vai trò và trách nhiệm khác nhau:
R&D nội bộ: các nhóm nghiên cứu nội bộ, có nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề của doanh nghiệp, sau đó kết hợp với mạng lưới tri thức bên ngoài tìm lời giải ; hoặc thông qua hoạt động đổi mới sáng tạo bên ngoài phát hiện các ý tưởng, các giải pháp có giá trị, qua đó đề xuất đầu tư để triển khai ứng dụng phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp.
Nguồn lực bên ngoài: mạng lưới đổi mới sáng tạo trên bình diện quốc gia cũng như toàn cầu gồm các nhà khoa học, các doanh nhân, các viện nghiên cứu, trường đại học, các vườn ươm khởi nghiệp, tăng tốc khởi nghiệp là nguồn cung cấp ý tưởng, giải pháp sáng tạo phong phú, đa dạng cho bất cứ doanh nghiệp nào, thuộc bất cứ ngành công nghiệp nào.
Một trong những doanh nghiệp áp dụng Open Innovation thành công nhất trên thế giới là Samsung. Không chỉ có bộ phận R&D được đầu tư lớn mà Samsung còn thực hiện rất nhiều dự án hợp tác đổi mới sáng tạo mở, đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp. Hoạt động Open innovation của Samsung chia thành 4 hạng mục: hợp tác với đối tác, đầu tư mạo hiểm, acclerator và M&A. Thông qua hoạt động này, Samsung đã thành công thu hút nhiều ý tưởng và sau đó tạo ra những sản phẩm có thể tích hợp vào sản phẩm chính của Samsung, tạo ra giá trị cho cả hai bên.
Sự khác biệt chính giữa Open innovation và Innovation truyền thống nằm ở cách thức tạo ra sự đổi mới. Trong khi Innovation truyền thống giới hạn sự đổi mới trong nội bộ tổ chức thì Open innovation lại mở rộng phạm vi để kết hợp với các kiến thức bên ngoài.
Đổi mới sáng tạo truyền thống (hay ĐMST đóng) thường sử dụng quy trình hình phễu: lựa chọn ý tưởng, phát triển và tạo mẫu, mọi thông tin sẽ được lưu trữ trong phạm vi nội bộ và không được chia sẻ ra bên ngoài.
Ngược lại, khi doanh nghiệp áp dụng OI, xuyên suốt giai đoạn hình thành và phát triển, doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận những đóng góp từ bên ngoài doanh nghiệp. Những đóng góp này sẽ góp phần giúp các ý tưởng được kết nối tốt hơn với thị trường và đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng, tăng chất lượng các ý tưởng thu được thông qua các mô hình đổi mới mở, phát triển công nghệ nhanh hơn và giảm rủi ro tối thiểu do sự kết nối của nó với thế giới bên ngoài.
Open innovation đặc biệt phù hợp với bối cảnh thay đổi nhanh chóng và cạnh tranh của kỷ nguyên số. Với tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ hiện nay, do nhu cầu và hành vi của khách hàng không ngừng biến đổi, rất ít doanh nghiệp trên thế giới có thể tự tin nghiên cứu và phát triển công nghệ mới theo kiểu khép kín mà không tích hợp vào quá trình đó các sáng kiến và ý tưởng từ bên ngoài doanh nghiệp. Ngay cả những ông lớn của Nhật Bản như Honda, vốn trung thành với chiến lược tự chủ nghiên cứu và sản xuất mọi thứ bên trong doanh nghiệp, ngày nay cũng phải hợp tác với các đối thủ cạnh tranh và các doanh nghiệp startup để nghiên cứu các công nghệ mới, đặc biệt công nghệ pin điện dành cho ô tô chạy điện.
Trong bài viết này, BambuUP đã trình bày cái nhìn tổng quan về Open Innovation - xu hướng tất yếu mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng. Bất kể doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nào, họ không thể tồn tại nếu không được tiếp cận thông tin và kiến thức chuyên môn bên ngoài doanh nghiệp. Thay vì chỉ dựa vào bí quyết nội bộ, các doanh nghiệp cần tiếp cận với các ý tưởng và giải pháp từ các nguồn mới.
>> Các Doanh nghiệp đã cùng chúng tôi công bố các thách thức đổi mới sáng tạo mở: Heineken Vietnam, FASLINK, Phúc Sinh, Qualcomm, Smollan,... BambuUP là cánh tay nguồn lực của doanh nghiệp: << ĐẶT LỊCH TƯ VẤN 1:1 >>