Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Hàn Quốc không chỉ có “kỳ tích sông Hàn”

Hàn Quốc được đánh giá là một trong mười quốc gia có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo năng động nhất thế giới. Đây là quốc gia châu Á có hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động với hơn 20,1 nghìn công ty khởi nghiệp. Trong những năm gần đây, sự phát triển của các startup Hàn Quốc tại thị trường quốc nội cũng như tại nước ngoài ngày càng thu hút sự chú ý. Cùng BambuUP nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hoạt động khởi nghiệp của Hàn Quốc và kinh nghiệm thực tiễn giúp nâng cao năng lực khởi nghiệp cho hệ sinh thái Việt Nam và các quốc gia trong khu vực. 

Từ nền kinh tế suy kiệt đến top 10 nền kinh tế Đổi mới sáng tạo nhất thế giới 

Hàn Quốc đang trên đà trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo ở quy mô toàn cầu. Hệ sinh thái đổi mới của đất nước vượt trội về mọi chỉ số và đang tiệm cận quy mô của các quốc gia như Đức và Pháp. Chỉ trong thời gian ngắn, Hàn Quốc chứng kiến ​​​​sự tăng trưởng theo cấp số nhân trong số lượng công ty khởi nghiệp của mình, sự phát triển về chất của hệ sinh thái khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo. 

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) 2023 ngày 27/9, xếp Hàn Quốc đứng thứ 10/132 nền kinh tế quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trong nhóm 50 nền kinh tế có thu nhập cao, Hàn Quốc cũng đứng thứ 10. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đạt vị trí thứ 2 trong số 16 nền kinh tế ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Châu Đại Dương.

Báo cáo GII 2023 cho thấy, có 5 cụm khoa học và công nghệ (KH&CN) lớn nhất thế giới đều nằm ở Đông Á, trong đó có Seoul (Hàn Quốc); 4 cụm khoa học và công nghệ còn lại bao gồm: Tokyo - Yokohama (Nhật Bản), Thâm Quyến - Hồng Kông - Quảng Châu (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Bắc Kinh (Trung Quốc). Theo đánh giá của Startup Genome, giá trị của hệ sinh thái khởi nghiệp 2022 ở Seoul là 223.000 tỷ won (tương đương 173,4 tỷ USD), tăng mạnh so với mức 54.000 tỷ won một năm trước đó

.
Hàn Quốc lọt top 10 nền kinh tế Đổi mới sáng tạo nhất thế giới 

Ngân sách đầu tư cho các đơn vị khởi nghiệp và DNVVN năm 2023 của Hàn Quốc ở mức 13,5 nghìn tỷ KRW, với 3 hướng đầu tư chính: Thúc đẩy các doanh nghiệp mạo hiểm và khởi nghiệp thông qua quan hệ đối tác công tư; Hỗ trợ các DNVVN mở rộng quy mô và ĐMST; Thúc đẩy quá trình phục hồi và bước nhảy vọt mới cho các doanh nghiệp nhỏ và hoạt động tự doanh. Mức đầu tư này này đã “mở cửa” chào đón sự xuất hiện của các kỳ lân, kỳ lân con, tiền kỳ lân ở Hàn Quốc. Hơn nữa, cam kết của chính phủ trong việc thúc đẩy đổi mới và khởi nghiệp không chỉ giới hạn ở các startup. Ngân sách cũng được phân bổ để khuyến khích các công ty lớn tham gia vào các hoạt động đổi mới mở cửa, làm kích thích thêm cho thị trường. Các công ty đáng chú ý như Samsung, LG và những công ty khác đã tích cực tham gia vào việc đầu tư vào các startup, với riêng Samsung đã phân bổ gần 2 tỷ đô la vốn. Tổng cộng, các công ty Hàn Quốc, cả từ các lĩnh vực kinh tế cũ và mới, đã đầu tư khoảng 1 tỷ đô la mỗi năm từ năm 2015.

.
Một số con số nổi bật của Hệ sinh thái Khởi nghiệp Hàn Quốc năm 2023. Nguồn: Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Mở Việt Nam 2023 

Văn hóa R&D và giáo dục được chú trọng để nâng cao sự phát triển bền vững của hệ sinh thái 

Theo Ngân hàng Thế giới, Hàn Quốc chi khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho R&D, trở thành quốc gia chi tiêu lớn thứ năm cho R&D trên thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. Mức đầu tư này đã cho phép Hàn Quốc phát triển một hệ sinh thái công nghệ sâu mạnh mẽ, đặc biệt là trong các lĩnh vực như AI và công nghệ sinh học. Xét theo khu vực, chi tiêu cho R&D cực kỳ thấp, với hầu hết các quốc gia ở Mena chi ít hơn 1% GDP cho nó. Khả năng tạo ra và phát triển các công nghệ đổi mới là một trong những thành phần quan trọng trong việc xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững và cạnh tranh, có thể hỗ trợ sự phát triển của các kỳ lân. Rất ít công ty khởi nghiệp “bắt chước” có thể mở rộng quy mô ra toàn cầu và cạnh tranh mà không cần IP duy nhất. 

Hơn nữa, đội ngũ nhân tài trong nước được đào tạo rất tốt. Chính phủ tiếp tục đầu tư mạnh vào giáo dục và một số trường đại học hàng đầu của Hàn Quốc được đánh giá cao trong bảng xếp hạng toàn cầu.  

Các chuyên gia nhận định, việc đầu tư vào R&D là một trong những chiến lược quan trọng mà các quốc gia lẫn doanh nghiệp cần chú trọng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp - Đổi mới sáng tạo.

Hàn Quốc và bài học Đổi mới sáng tạo: Sự hỗ trợ vững chắc từ chính phủ là động lực đi đầu 

Kỳ tích trong quá trình nuôi dưỡng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp - Đổi mới sáng tạo của Hàn Quốc từ những năm 60 - 70 - 80 của thế kỷ trước và quá trình chuyển sang nền kinh tế hiện đại, năng động hàng đầu trên thế giới hiện nay, là những bài học tham khảo rất quý giá cho quá trình phát triển nền kinh tế đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong những năm sắp tới.

TS. Trần Thị Vân Anh - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ trong bài viết “Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp: Nhìn từ kinh nghiệm của Hàn Quốc” 

Từ những chính sách hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp của Hàn Quốc có thể rút ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, phân tích và đánh giá đúng thực trạng. 
Dễ dàng nhận thấy hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam tuy đã hình thành và phát triển mạnh từ những năm 2013-2016, nhưng vẫn đang trong trạng thái sơ khai. Hệ sinh thái khởi nghiệp từng bước phát triển ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng song vẫn còn rời rạc. 

Chúng ta cần xem xét và đánh giá đúng thực trạng triển khai hoạt động khởi nghiệp ở nước ta, nhằm làm rõ những đặc trưng của hoạt động này, những lĩnh vực và ngành/lĩnh vực mà khởi nghiệp có nhiều khả năng thành công, trình độ cũng như mức độ áp dụng công nghệ trong những ngành/lĩnh vực đó. Trên cơ sở đó, xem xét và áp dụng kinh nghiệm phù hợp của các quốc gia khởi nghiệp đi trước vào thực tiễn ở Việt Nam mới có hiệu quả. Việt Nam cần cải thiện về mặt chính sách, quy định, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và nguồn lực, đổi mới văn hóa, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong toàn xã hội, giáo dục tinh thần khởi nghiệp, chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho nguồn nhân lực.

Sự thành công sau 3 năm hoạt động của Sàn KONEX tại Hàn Quốc cho thấy, việc tạo dựng một sàn giao dịch chuyên biệt có vai trò quan trọng hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận trực tiếp nguồn vốn cần thiết cho sự phát triển của mình.

Thứ hai, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, hoàn thiện chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp

Chúng ta cần cụ thể hóa chủ trương xây dựng quốc gia khởi nghiệp bằng một chương trình quốc gia khởi nghiệp tổng thể, theo đó nêu rõ những bước triển khai cụ thể để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp.

Điểm qua những điểm sáng trong chính sách hỗ trợ từ chính phủ Hàn Quốc có thể nhận thấy nhiều chuyển biến tích cực: Chính phủ Hàn Quốc đã hoàn thiện Chương trình ươm mầm công nghệ cho startup (Tech Incubator Program for Startup - TIPS) với ngân sách 3.782 tỷ won, giảm 29% so với năm trước. Tuy nhiên, số lượng startup được hỗ trợ sẽ tăng từ 500 lên 720, tương đương với 44%. Đặc biệt, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã công bố kế hoạch tập trung nuôi dưỡng 1.000 công ty khởi nghiệp trong 10 ngành công nghiệp trọng điểm và công nghệ mới.

.
Chương trình ươm mầm công nghệ TIPS được xây dựng nhằm nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp Hàn Quốc

Bên cạnh đó, ngày 30 tháng 8 năm 2023, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch tập trung vào các startup công nghệ và tiến trình mở rộng toàn cầu thông qua việc thành lập một trung tâm khởi nghiệp toàn cầu, phân loại các khu vực ĐMST trên toàn cầu, ... Chi phí cho mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp toàn cầu trong chương trình này lên tới 405 tỷ won

Từ những chiến lược của Hàn Quốc, có thể đề xuất hoàn thiện khung chính sách cho Hệ sinh thái khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Mở Việt Nam ở những khía cạnh cụ thể như: (i) Khung khổ thể chế hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp bao gồm chính sách về thủ tục thành lập, đầu tư, thuế, thương mại hóa sản phẩm công nghệ. Điểm cần lưu ý là các chính sách ưu đãi không chỉ dành riêng cho DN khởi nghiệp, mà còn bao gồm cả NĐT bỏ vốn vào các quỹ đầu tư khi họ rót vốn cũng như thoái vốn; (ii) Chu trình hỗ trợ vốn đầu tư tương ứng với các giai đoạn phát triển của DN khởi nghiệp; (iii) Quy định hỗ trợ hoạt động của NĐT đặc biệt là NĐT thiên thần và NĐT mạo hiểm; (iv) Các biện pháp tăng cường năng lực và hoạt động của các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp như hệ thống vườn ươm công nghệ hay các trung tâm thúc đẩy DN khởi nghiệp.

Thứ ba, xây dựng sàn chứng khoán chuyên biệt cho DN khởi nghiệp.
Việt Nam có thể cân nhắc xây dựng Sàn chứng khoán chuyên biệt cho DN khởi nghiệp theo mô hình Sàn KONEX của Hàn Quốc. Sự thành công sau 3 năm hoạt động của Sàn KONEX cho thấy, việc tạo dựng một sàn giao dịch chuyên biệt có vai trò quan trọng hỗ trợ cho DN khởi nghiệp tiếp cận trực tiếp nguồn vốn cần thiết cho sự phát triển của mình. Mặt khác, hình thức Sàn KONEX cũng cung cấp một sàn giao dịch thuận tiện để người mua người bán gặp nhau được dễ dàng hơn, cũng như tạo khả năng thoái vốn cho các NĐT, đặc biệt là các NĐT thiên thần nhỏ lẻ.

Sàn chứng khoán dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp KONEX về bản chất cũng giống sàn giao dịch chứng khoán cho các công ty đại chúng, nhưng dành cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, điều kiện niêm yết, năng lực tài chính và hồ sơ pháp lý không quá chặt chẽ. Cơ quan quản lý thiết kế riêng khuôn khổ pháp lý, khác với đạo luật trên thị trường chính, để áp dụng với các cổ phiếu giao dịch trên KONEX. Theo đó, doanh nghiệp niêm yết trên sàn này không cần phải đáp ứng tiêu chuẩn kế toán quốc tế, doanh nghiệp không phải công bố báo cáo tài chính quý, báo cáo tài chính bán niên năm. 

.
Sàn KONEX kỷ niệm 10 năm thành lập ngày 03/07/2023 

Tóm lại, kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, khuyến khích hoạt động khởi nghiệp sáng tạo là một biện pháp điều chỉnh chính sách hữu hiệu để đối phó với tình trạng kinh tế suy giảm trước những tác động tiêu cực trong nền kinh tế thế giới.

Mở cánh cửa cho sự đổi mới và phát triển

Trong bối cảnh thị trường kinh doanh thế giới đang gặp khó khăn, việc tận dụng cơ hội hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam là chìa khóa để mở ra những cơ hội mới. Sự kết hợp giữa sức mạnh và tiềm năng của hai nền kinh tế này có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo khu vực và toàn cầu.

Trong năm 2023, BambuUP đã thực hiện thành công nhiều chuyến đi học tập, trao đổi quốc tế dành cho Doanh nghiệp Việt đến những quốc gia đi đầu trong Đổi mới sáng tạo. Tiêu biểu là chương trình “Global Unlock 2023: Hallyu Hacks: Mở khóa toàn cầu - Đột phá Hàn lưu” là chuyến học tập Đổi mới sáng tạo dành cho SMEs Việt Nam tại Hàn Quốc. 

Nối dài thành tựu - trong tương lai, BambuUP sẽ hợp tác chiến lược với The Invention Lab để tiếp tục kiến tạo kết nối giữa các nhà lãnh đạo khởi nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc, hướng đến các đối tượng chính, bao gồm các startup Hàn Quốc muốn nhập cuộc vào thị trường Việt Nam hoặc đã nhập cuộc vào thị trường; các quan chức chính phủ muốn thúc đẩy hệ sinh thái doanh nghiệp dựa trên visa khởi nghiệp/visa làm việc thông qua Kinh doanh Vượt biên giới Hàn Quốc-Việt Nam; các thành viên cấp cao từ cả hai quốc gia trong ngành công nghiệp startup muốn khám phá và thực hiện các ý tưởng, xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp…

Qua việc tạo điều kiện cho sự trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và tài nguyên giữa các bên, sự phát triển của các startup Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam đang mở ra những cơ hội mới và đem lại lợi ích lớn cho cả hai quốc gia. Nhìn xa hơn, quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam cần được chú trọng khuyến khích và phát triển để tối đa hóa tiềm năng đóng góp vào hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo mở toàn cầu.

Đọc thêm về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Hàn Quốc và các quốc gia khác bao gồm: Israel, khu vực vịnh lớn, Thái Lan, Singapore,... trong Báo cáo Đổi mới sáng tạo Mở 2023. Báo cáo cung cấp cơ sở dữ liệu chiến lược cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, tổng hợp các tiềm năng và thách thức đối với các doanh nghiệp và tập đoàn thông qua việc phân tích chi tiết về các xu hướng đổi mới sáng tạo và công nghệ trên toàn cầu, cũng như tình hình cụ thể tại Việt Nam. Bên cạnh đó, báo cáo cũng đề xuất một số phương pháp và hướng dẫn để hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo.
 

.

Trúc Uyên 

Đã copy link

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

Thumbnail InnovationUP.jpg
Thứ 3, 21/01/2025

Bao bì bền vững: 6 chiến lược tối ưu cho đường đua đổi mới sáng tạo xanh

Liệu bao bì có thể trở thành động lực thúc đẩy cuộc cách mạng xanh? Hãy tưởng tượng nhựa PET được biến hóa thành những viên kim cương nano lấp lánh, hay công nghệ hóa học đảo ngược giúp tái chế nhựa vô tận mà không bị giảm chất lượng! Từ nhựa sinh học làm từ tảo, bao bì nhôm có thể tái sử dụng hơn 70 lần, cho đến thìa và cốc ăn được, những đột phá đáng kinh ngạc này chứng minh rằng tư duy thiết kế xanh không chỉ thay đổi diện mạo và tính chất bao bì mà còn tái định hình tương lai bền vững của thế giới. Cùng BambuUP khám phá trong bài viết này!
Thumbnail InnovationUP.jpg
Thứ 6, 10/01/2025

Product-as-a-Service: Cách doanh nghiệp chuyển đổi để đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới

Bạn đã bao giờ cân nhắc việc thuê hệ thống năng lượng mặt trời, thiết bị hỗ trợ mặt đất tại sân bay, nệm thông minh hay thậm chí là các chậu cây cảnh trang trí trong văn phòng thay vì mua đứt? Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng ưu tiên trải nghiệm và sự bền vững hơn sở hữu tài sản, mô hình Product-as-a-Service (PaaS) đã nổi lên như một giải pháp kinh doanh đột phá. Mô hình này đã thay đổi các ngành công nghiệp trên thế giới ra sao, và làm thế nào để doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng này?
Thumbnail InnovationUP.jpg
Thứ 7, 28/12/2024

Quy định mới về khí thải tại Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?

Nghị định mới về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của Việt Nam. Không chỉ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xanh, nghị định còn mở ra cơ hội vàng cho những lãnh đạo tiên phong đổi mới sáng tạo, đồng thời đặt ra thách thức không nhỏ trong việc cân bằng chi phí và hiệu quả. Làm thế nào để doanh nghiệp vượt qua trở ngại và tận dụng tối đa tiềm năng từ chính sách mới?