InnovationUP#20: Nhẹ gánh sản xuất xanh cho Khu công nghiệp, nhà máy với đổi mới sáng tạo mở

Mặc dù khu công nghiệp sinh thái đang được coi là tương lai của sản xuất công nghiệp, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thờ ơ với khái niệm này. Điều gì đang cản trở tốc độ chuyển đổi xanh tại Việt Nam?

Hơn 50% doanh nghiệp vẫn mơ hồ về khu công nghiệp sinh thái 

Một khảo sát toàn diện do Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) thực hiện hồi tháng 3 đã cho thấy một thực tế đáng báo động: Hơn một nửa số doanh nghiệp chưa từng nghe đến khái niệm khu công nghiệp phát triển bền vững. 

Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế của các khu công nghiệp còn rất hạn chế, thể hiện qua việc chỉ 22% sở hữu chứng chỉ hệ thống quản lý. Nhìn chung, tỷ lệ này khá thấp so với các quốc gia trong khu vực, cho thấy các khu công nghiệp Việt Nam đang bỏ lỡ cơ hội phát triển bền vững và khó lòng thu hút các nhà đầu tư có tiêu chuẩn cao.
 
Thực tế cho thấy, mô hình khu công nghiệp bền vững (SIPs)khu công nghiệp sinh thái (EIPs) là một hướng đi đầy tiềm năng. Thay vì chỉ tập trung vào sản xuất, các khu công nghiệp này được thiết kế để đạt mục tiêu cân bằng lợi ích giữa kinh tế, xã hội và môi trường.

Đan Mạch là một quốc gia điển hình áp dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái diện rộng, trong đó Kalundborg là một ví dụ. So với nhiều khu công nghiệp truyền thống, mỗi năm, khu công nghiệp Kalundborg tiết kiệm được 24 triệu euro, giảm 635.000 tấn CO2, tiết kiệm 3,6 triệu mét khối nước, 100 GWh điện và tái chế 87.000 tấn chất thải rắn.

Khu công nghiệp sinh thái Kalundborg, Đan Mạch
Khu công nghiệp sinh thái Kalundborg, Đan Mạch

Thị trường hấp dẫn nhờ chuyển đổi xanh 

Năm nay, Liên minh Châu Âu (EU) chính thức đưa vào vận hành cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường EU phải đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt tương tự như các doanh nghiệp trong khối. Nguyên tắc "sân chơi chung, luật chơi chung" này tạo ra một áp lực lớn lên các quốc gia xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. 

Động thái quyết liệt của EU, Mỹ, khối G7 và các quốc gia khác điều chỉnh các chính sách để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn xanh và phát triển bền vững. Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường: hoặc là nhanh chóng chuyển đổi, hoặc là sẽ bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM)
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) 

Tại Việt Nam, mặc dù đã có nhiều cuộc thảo luận về chuyển đổi xanh, các hành động thực tế vẫn chưa quyết liệt. Áp lực cạnh tranh gay gắt khiến các khu công nghiệp tại Việt Nam ưu tiên tối đa lợi nhuận ngắn hạn, dẫn đến việc các vấn đề phát triển bền vững bị xem nhẹ. Chi phí đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn dài cho khu công nghiệp sinh thái khiến nhiều doanh nghiệp e ngại.

Thêm nữa, chuyển đổi xanh đòi hỏi thay đổi căn bản về công nghệ và nguồn nhân lực. Để chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất xanh, công nhân cần được đào tạo về cách vận hành các máy móc hiện đại, giảm thiểu chất thải và tiết kiệm năng lượng. Đây là một quá trình đòi hỏi thời gian và sự đầu tư lớn.

Giải pháp nào tháo gỡ gánh nặng cho doanh nghiệp KCN, nhà máy?

 

Hợp tác doanh nghiệp - startup: 

Bắt tay với startup giúp các khu công nghiệp tiếp cận các giải pháp công nghệ mới là một trong các chiến lược chuyển đổi xanh hiệu quả, theo xu hướng đổi mới sáng tạo mở

Hiện nay, nhiều giải pháp tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA - Business Process Automation) đã tận dụng công nghệ để giúp các khu công nghiệp đạt được các lợi ích về ESG như giảm phát thải khí carbon, giảm sai sót trong quy trình, tối ưu hóa chi phí vận hành tài sản, quy trình và nguồn lực. 

Xu hướng hợp tác với các startup đang tạo ra những đột phá đáng kể trong hành trình xanh hóa các khu công nghiệp. Startup Eco Wave Power (EWP) đã biến sức mạnh của sóng biển và đại dương thành điện năng sạch. EWP đã xây dựng và vận hành thành công các bộ nổi năng lượng sóng đầu tiên trên thế giới, kết nối trực tiếp vào lưới điện tại Gibraltar. Với mục tiêu mở rộng công suất lên 5MW, EWP được kỳ vọng sẽ đóng góp tới 15% nhu cầu điện cho cả quốc gia.

Startup Eco Wave Power (EWP) đã biến sức mạnh của sóng biển và đại dương thành điện năng sạch
Giải pháp của startup Eco Wave Power (EWP) biến sức mạnh của sóng biển thành điện năng 

Crowd-sourcing

Một ví dụ, khi Tập đoàn Phát triển các khu công nghiệp Hàn Quốc (KICOX) đã huy động thành công ý tưởng cộng đồng để chuyển đổi xanh. Dự án nhận được 595 đề xuất, giảm được 6,48 triệu tấn CO2 và 1,09 triệu tấn các loại khí độc khác. 

Thành công này là kết quả của việc KICOX đã khéo léo kết hợp sức mạnh của cộng đồng địa phương, xây dựng một mạng lưới liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và người dân, đồng thời khuyến khích sự hợp tác trong hệ thống "cộng sinh công nghiệp".

M&A 

Nhu cầu chuyển đổi xanh đang tạo ra một làn sóng tái cơ cấu kinh tế chưa từng có. Hoạt động M&A liên quan đến phát triển bền vững trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Thực tế, thị trường M&A xanh đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng. 

Tỷ lệ các thỏa thuận M&A xanh có giá trị trên 100 triệu USD đã tăng 66%, từ 5,3% lên 8,9% về khối lượng giao dịch. Đồng thời, giá trị của các thỏa thuận này cũng tăng đáng kể, từ 3,9% lên 6,7%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp lớn ngày càng sẵn sàng đầu tư vào các hoạt động M&A xanh để nắm bắt cơ hội và thích ứng với xu hướng chuyển đổi toàn cầu.

CDX
Cả quy mô và giá trị của các giao dịch bền vững đều tăng từ năm 2013. Nguồn: McKinsey

Liên kết tạo chuỗi tuần hoàn cộng sinh

Việc mở cửa các thách thức của doanh nghiệp, tập đoàn và tăng cường cũng là cách để giải tỏa áp lực, tạo thế phát triển chung.

Câu chuyện tại khu công nghiệp sinh thái Kalundborg là điển hình. Khi các nhà máy đã thiết lập một chuỗi chuỗi tuần hoàn cộng sinh, tận dụng tối đa nguồn lực để chuyển đổi chất thải thành tài sản. 

Nhiệt thừa từ nhà máy nhiệt điện Asnæs sưởi ấm cho hàng nghìn hộ dân. Tro bay từ nhà máy này cũng trở thành nguyên liệu quan trọng cho ngành sản xuất xi măng. Nhờ sự hợp tác thông minh này, Kalundborg không chỉ giảm thiểu đáng kể tác động đến môi trường mà còn đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.

Để nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí và đáp ứng tiêu chuẩn bền vững khắt khe cùng một lúc

Tìm kiếm câu trả lời qua “Hội thảo Đổi mới sáng tạo xanh cho các nhà máy và khu công nghiệp - Thuận dòng để phát triển bền vững”, khi chúng tôi:
🌱 Chia sẻ bức tranh xu hướng Xanh hóa trong sản xuất
🌱 Cập nhật giải pháp đổi mới sáng tạo xanh đáp ứng các mức độ thích ứng công nghệ trong KCN, nhà máy.
🌱 Thảo luận phương hướng thúc đẩy sản xuất Xanh từ góc độ tài nguyên, công nghệ, vận hành,...

“Hội thảo Đổi mới sáng tạo xanh cho các nhà máy và khu công nghiệp - Thuận dòng để phát triển bền vững”

 

Nhận thêm lợi ích khi tham gia Hội thảo ngày 8/8 tới:
- Kết nối nguồn lực và chia sẻ câu chuyện thực tế
- Tham gia ngồi bàn tư vấn 1:1 cùng các chuyên gia chuyển đổi xanh KCN, nhà máy

🏭 Đăng ký tham dự sự kiện tại đây: https://www.ticketxhq.com/hoi-thao-ben-vung-kcn-nha-may

--- 

InnovationUP: Chuỗi nội dung nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo doanh nghiệp. Chuỗi nội dung này là một loạt tài liệu hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, từ đó tạo ra giá trị mới, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Nhi Thiệu

Đã copy link

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

Thumbnail InnovationUP (9).jpg
Thứ 7, 17/05/2025

Tại sao nói “đổi mới sáng tạo mở” là chìa khóa thực thi Nghị quyết 68-NQ/TW trong thời đại số?

Để duy trì vị thế dẫn đầu, các tập đoàn không thể chỉ dựa vào nội lực. Nghị quyết 68-NQ/TW là lời nhắc mạnh mẽ rằng khu vực tư nhân sẽ là động lực then chốt cho tăng trưởng, trong đó các tập đoàn lớn đóng vai trò đầu tàu. Để hiện thực hóa mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu và đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045, tư duy “đóng” truyền thống cần được thay thế bằng chiến lược đổi mới sáng tạo mở - hợp tác chặt chẽ với startup, viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức trung gian nhằm tăng tốc R&D, rút ngắn chu kỳ đổi mới và dẫn dắt quá trình chuyển đổi số trên toàn nền kinh tế.
Bìa 1 (18).jpg
Thứ 5, 15/05/2025

Biến cổ động thành hành động: FinTech xanh làm được gì?

Một câu hỏi nhức nhối đặt ra cho giới FinTech: Làm sao để đảm bảo các tuyên bố ESG và các sản phẩm Tài chính xanh thực sự mang lại tác động tích cực, chứ không chỉ là "vỏ bọc"? Khi mà mỗi giao dịch cà thẻ hàng ngày đều để lại "dấu chân carbon" mà người tiêu dùng hầu như không nhận biết? Vậy đâu là cách các startup FinTech trên toàn cầu đang tiên phong trong việc giải quyết vấn đề này thông qua công nghệ. Hãy cùng khám phá 4 Innovation of the week tuần này: ✨ ESG không còn là đặc quyền của ‘ông lớn’: Zero Circle đang san phẳng cuộc chơi! ✨ Tomorrow Bank: Ngân hàng xanh là khi ví tiền bảo vệ hành tinh ✨ Earthian AI – "Vệ sĩ số" chống rửa tiền xanh ✨ Với Ecolytiq mỗi lần cà thẻ là một lần chọn hành động vì trái đất
Bìa 1 (16).jpg
Thứ 3, 06/05/2025

"Xanh hóa": Lời giải đáp cho thách thức nông nghiệp Úc

Dù chiếm tới 55% diện tích sử dụng đất toàn quốc vào năm 2023, ngành nông nghiệp Úc vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng khi có hơn 500 loài cỏ dại kháng thuốc, 60% rác thải hữu cơ chưa được xử lý đúng cách, và không ít vùng nông thôn vẫn thiếu kết nối sóng điện thoại, gây khó khăn khi nông dân làm việc một mình nhưng gặp tính huống nguy hiểm. 04 startup dưới đây mang tới những giải pháp thiết thực cho những bài toán kể trên. Cùng BambuUP khám phá Innovation of the Week tuần này - 4 công nghệ tiên tiến không chỉ giải quyết các vấn đề cấp thiết mà còn góp phần kiến tạo tương lai nông nghiệp xanh và bền vững.