📖 MỤC LỤC BÀI VIẾT 📖
- 1. Đổi Mới Sáng Tạo Mở (Open Innovation) là gì?
- 2. Ý tưởng về ĐMST mở đến từ đâu?
- 3. Vì sao Đổi Mới Sáng Tạo mở quan trọng?
- 4. Đổi Mới Sáng Tạo Mở có lợi ích và khó khăn gì?
- 5. Sự khác nhau giữa Đổi mới sáng tạo đóng và Đổi mới sáng tạo mở
- 6. Các mô hình Đổi Mới Sáng Tạo Mở
- 7. Các ví dụ về Đổi Mới Sáng Tạo mở
- Tổng kết
- Các câu hỏi thường gặp
Dù Đổi Mới Sáng Tạo Mở đã được hàng nghìn doanh nghiệp trên thế giới áp dụng, nhưng tại Việt Nam, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ. Trong bài viết này, hãy cùng BambuUP khám phá tổng quan về Đổi Mới Sáng Tạo Mở – một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ và trở thành chiến lược kinh doanh tất yếu của nhiều doanh nghiệp hàng đầu nhé!
1. Đổi Mới Sáng Tạo Mở (Open Innovation) là gì?
1.1. Khái niệm Đổi Mới Sáng Tạo
Trước khi tìm hiểu về Đổi Mới Sáng Tạo Mở, chúng ta nên ngược dòng về tìm hiểu định nghĩa của đổi mới sáng tạo. Theo Business Dictionary, ĐMST là quá trình biến một ý tưởng hoặc phát minh thành sản phẩm hoặc dịch vụ có thể tạo ra giá trị thực và các khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm/ dịch vụ đó.
>> Xem thêm: 3 nguyên tắc hiện thực hóa đề bài đổi mới sáng tạo doanh nghiệp
1.2. Khái niệm Đổi Mới Sáng Tạo Mở
Chiến lược này giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản xuất hoặc mô hình kinh doanh, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và thương mại hóa. Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát hành các kết quả đổi mới sáng tạo nội bộ mà tuy chưa phù hợp với mô hình kinh doanh hiện tại nhưng có tiềm năng được áp dụng hiệu quả ở nơi khác. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực và khám phá cơ hội mới từ những ý tưởng chưa được khai thác.
Khác với cách vận hành yêu cầu tính bảo mật cao và tâm lý tách biệt trong R&D truyền thống, ĐMST mở khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ kiến thức, và mời gọi cộng đồng tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề và phát triển sản phẩm. Đây là cơ hội để doanh nghiệp thu hút những chuyên gia xuất sắc và mở rộng nguồn lực sáng tạo của mình.
Tuy nhiên, việc này cũng đặt ra một thách thức văn hóa lớn cho các công ty vốn đã quen với lối tư duy và cách vận hành truyền thống. Hơn nữa, họ cũng cần chấp nhận rằng có nhiều chuyên gia và kiến thức vượt trội nằm ngoài tổ chức. Chỉ khi doanh nghiệp nhận ra điều này, họ mới thực sự tận dụng được tiềm năng hợp tác với các cá nhân và tổ chức bên ngoài.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, Đổi Mới Sáng Tạo mở hiện đang dần phát triển từ giao dịch song phương sang các dạng hợp tác phức tạp và đa dạng hơn, kết hợp giữa nghiên cứu phát triển nội bộ và các nguồn lực bên ngoài để tối ưu hóa quá trình đổi mới và cạnh tranh trên thị trường, ví dụ như đồng hợp tác với nhiều công ty, nghiên cứu tại các trường đại học, các cuộc thi thu hút nguồn lực từ cộng đồng, và hệ sinh thái đổi mới.
>> Xem thêm:
Đổi Mới Sáng Tạo Mở là gì? (Nguồn: Sưu tầm)
2. Ý tưởng về ĐMST mở đến từ đâu?
Khái niệm Đổi Mới Sáng Tạo mở bắt nguồn từ ý tưởng của nhà kinh tế học Joseph Schumpeter - nổi tiếng với lý thuyết “sự phá hủy sáng tạo” (creative destruction) vào đầu thế kỷ 20. Ông cho rằng tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy từ sự đổi mới, thường xuất phát từ những doanh nhân thách thức các doanh nghiệp bằng những sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình mới.
Dựa trên nền tảng này, Henry Chesbrough, giáo sư tại Đại học California, Berkeley, đã chính thức đặt ra thuật ngữ “Đổi mới Sáng tạo mở” trong cuốn sách nổi tiếng “Open Innovation: The New Imperative for Creating and Profiting from Technology” của mình, được xuất bản vào năm 2003. Chesbrough định nghĩa Đổi mới Sáng tạo mở là việc sử dụng có chủ đích các nguồn kiến thức, chuyên môn từ bên ngoài lẫn nội bộ để tăng tốc quá trình đổi mới trong các công ty và mở rộng cơ hội thị trường, từ đó giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
>> Xem thêm: Mô hình ngôi nhà đổi mới sáng tạo là gì?
Giáo sư Henry Chesbrough đặt ra khái niệm Đổi Mới Sáng Tạo mở (Nguồn: Sưu tầm)
3. Vì sao Đổi Mới Sáng Tạo mở quan trọng?
Trong bối cảnh thị trường ngày càng toàn cầu hóa hiện nay, sự cộng tác cùng phát triển trở nên quan trọng hơn bao bao giờ hết. ĐMST mở tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và nhóm nghiên cứu kết hợp nỗ lực, mở rộng nguồn tài nguyên, công nghệ, và nhân lực cho các dự án đổi mới.
Khác với đổi mới sáng tạo truyền thống tập trung vào cạnh tranh, Đổi Mới Sáng Tạo mở nhấn mạnh sự hợp tác và tiến bộ chung để hình thành các liên minh chiến lược, thiết lập các tiêu chuẩn thị trường, và phát triển các quy trình, quy định, cũng như best practices trong kinh doanh một cách hiệu quả. Hơn nữa, việc khách hàng tham gia vào quá trình đổi mới giúp sản phẩm hoặc dịch vụ được tạo ra phù hợp hơn với nhu cầu của họ hơn, từ đó nâng cao sự hài lòng và và củng cố lòng trung thành của khách hàng.
Vì vậy, đổi mới sáng tạo mở là công cụ thiết yếu cho các doanh nghiệp để duy trì lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị phần trên thị trường.
>> Xem thêm: Sự học trong FPT - Doanh nghiệp coi đổi mới sáng tạo là ADN
Đổi Mới Sáng Tạo mở rất quan trọng với doanh nghiệp ngày nay (Nguồn: Sưu tầm)
4. Đổi Mới Sáng Tạo Mở có lợi ích và khó khăn gì?
4.1.1. Các ích lợi của open innovation
4.1.1. Hiểu biết về thị trường
Đổi Mới Sáng Tạo mở giúp doanh nghiệp nắm bắt các xu hướng thị trường bằng cách cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự phát triển của thị trường, nhận diện các thách thức và cơ hội, cũng như công nghệ mới và các lĩnh vực đang thu hút đầu tư.
4.1.2. Giảm thiểu rủi ro - Tăng tính phù hợp với thị trường
Để sản phẩm hoặc dịch vụ mới được thị trường chấp nhận, cần đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Lôi kéo khách hàng sáng tạo (Lead Users) vào quá trình ĐMST mở giúp tăng khả năng chấp nhận của thị trường và giảm thiểu rủi ro sản phẩm không đạt yêu cầu.
>> Xem thêm: Sự trỗi dậy của mô hình Venture Builder trong đổi mới sáng tạo mở
4.1.3. Tiết kiệm thời gian - Giảm thời gian ra mắt thị trường
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt với chu kỳ sản phẩm ngày càng ngắn, việc rút ngắn thời gian từ lúc phát triển đến khi ra mắt thị trường là rất quan trọng. Áp dụng open innovation cho phép doanh nghiệp hợp tác với các đối tác từ nhiều bên, từ đó chia sẻ công việc và tối ưu hóa nguồn lực cùng kiến thức chuyên môn để đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm.
Các nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng có thể được thực hiện bởi agency thuê ngoài. Quá trình thử nghiệm và điều chỉnh sản phẩm cũng không nhất thiết diễn ra tại nhà máy sản xuất mà được thực hiện bởi chính khách hàng, giúp rút thời gian đáng kể và tối ưu hóa sản phẩm theo nhu cầu thực tế.
>> Xem thêm: 5 Bước thiết lập Hệ thống Đổi mới sáng tạo Doanh nghiệp cần biết
Đổi Mới Sáng Tạo mở rất quan trọng với doanh nghiệp ngày nay (Nguồn: Sưu tầm)
4.1.2. Các thử thách khi thực hiện open innovation
Open innovation mang lại nhiều cơ hội hấp dẫn nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức mà các tổ chức phải vượt qua để thành công trên thị trường.
Các khó khăn thường gặp bao gồm:
4.2.1. Thiếu mục tiêu rõ ràng
Để các dự án Đổi Mới Sáng Tạo mở thành công, các doanh nghiệp cần đặt ra các mục tiêu thật rõ ràng và cụ thể. Các mục tiêu này giúp đo lường mức độ thành công và xây dựng niềm tin trong công ty. Nếu không có mục tiêu cụ thể, rất khó để định hướng dự án và tạo động lực cho mọi người tham gia. Do đó, cần xác định rõ ràng các vấn đề như:
-
Mục tiêu: Bạn muốn đạt được gì thông qua dự án này?
-
Trách nhiệm: Có những ai chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển ý tưởng và thực hiện dự án?
-
Vấn đề cần giải quyết: Bạn muốn giải quyết vấn đề gì?
-
Thời gian: Dự án diễn ra trong bao lâu? Có các mốc tiến độ cụ thể nào?
>> Xem thêm: Fearless Innovator #1: Nếu sợ thất bại thì khó mà đổi mới sáng tạo
Thiếu mục tiêu rõ ràng là rào cản lớn đầu tiên khi áp dụng ĐMST mở (Nguồn: Sưu tầm)
4.2.2. Văn hóa tổ chức
Văn hóa tổ chức có thể là một rào cản lớn đối với ĐMST mở, đặc biệt trong những tổ chức đã quá quen với phương pháp đổi mới sáng tạo đóng truyền thống. Các doanh nghiệp có thể sẽ mắc phải hội chứng "không do mình sáng tạo" (not invented here), gây tâm lý nghi kỵ, đánh giá thấp, hoặc bác bỏ các sáng kiến bắt nguồn từ bên ngoài. Một văn hóa đề cao tính bảo mật, phân cấp và kiểm soát nội bộ có thể làm nản lòng nhân viên trong việc tham gia vào dự án về open innovation.
Ngược lại, một văn hóa đề cao sự hợp tác, cởi mở và thử nghiệm sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo mở và giúp tổ chức trở nên linh hoạt và thích ứng hơn. Để các dự án Đổi Mới Sáng Tạo mở được áp dụng trơn tru, thuận lợi, các tổ chức cần thay đổi các quy tắc, quan niệm và cách hành xử liên quan đến đổi mới và sáng tạo trong công ty một cách triệt để và có kế hoạch.
>> Xem thêm: Làm sao duy trì một mô hình doanh nghiệp thích ứng linh hoạt với đổi mới sáng tạo?
4.2.3. Đánh giá và Lựa chọn ý tưởng phù hợp
Các sáng kiến tìm được từ bên ngoài không phải lúc nào cũng phù hợp với những mục tiêu chiến lược hoặc yêu cầu chất lượng mà doanh nghiệp đề ra. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện các kiểm tra chất lượng định kỳ dựa trên một bộ tiêu chí rõ ràng, chi tiết và khách quan để lọai bỏ những ý tưởng không phù hợp để có thể tập trung nguồn lực vào những dự án khả thi nhất.
Cần đánh giá các sáng kiến tìm được từ bên ngoài để phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp (Nguồn: Sưu tầm)
5. Sự khác nhau giữa Đổi mới sáng tạo đóng và Đổi mới sáng tạo mở
Sự khác biệt chính giữa Open innovation và Innovation truyền thống nằm ở cách thức tạo ra sự đổi mới.
Ngược lại, khi doanh nghiệp áp dụng OI, xuyên suốt giai đoạn hình thành và phát triển, doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận những đóng góp từ bên ngoài doanh nghiệp. Những đóng góp này sẽ góp phần giúp các ý tưởng được kết nối tốt hơn với thị trường và đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng, tăng chất lượng các ý tưởng thu được thông qua các mô hình đổi mới mở, phát triển công nghệ nhanh hơn và giảm rủi ro tối thiểu do sự kết nối của nó với thế giới bên ngoài.
Đổi mới sáng tạo đóng và Đổi mới sáng tạo mở (Nguồn: Sưu tầm)
6. Các mô hình Đổi Mới Sáng Tạo Mở
Hiện nay có 4 loại hình Đổi Mới Sáng Tạo Mở phổ biến sau:
6.1. Thu hút ý tưởng từ bên ngoài (inside-out open innovation)
Một trong những ví dụ điển hình của hình thức đổi mới sáng tạo mở ngoài-vào là các doanh nghiệp tìm kiếm và phát hiện ý tưởng sáng tạo từ các startup tại các vườn ươm hoặc trung tâm khởi nghiệp. Với chiến lược này, doanh nghiệp có thể thu hút những ý tưởng đột phá, giải pháp mới mẻ và công nghệ tiên tiến mà có thể không xuất hiện trong nội bộ công ty.
Quan trọng hơn, hình thức Đổi Mới Sáng Tạo mở này còn giúp doanh nghiệp khám phá những xu hướng mới, đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn, và đặc biệt là gia tăng tính linh hoạt trong việc xử lý các thách thức kinh doanh. Điều này không chỉ thúc đẩy sự đổi mới mà còn tạo nền tảng cho sự hợp tác lâu dài và chiến lược giữa doanh nghiệp và các đối tác bên ngoài.
>> Xem thêm: 4 loại hình đổi mới sáng tạo và 1 “mấu chốt” thành công
Outside-in open innovation là một trong các mô hình ĐMST Mở phổ biến (Nguồn: Sưu tầm)
6.2. Ý tưởng được khởi nguồn từ bên trong (outside-in open innovation)
Khi doanh nghiệp đã có ý tưởng sáng tạo từ nội bộ, nếu có yêu cầu cụ thể từ phía khách hàng, họ thường sẽ liên kết với một tổ chức bên ngoài để thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Đây là một trong những cách mà doanh nghiệp có thể đẩy mạnh chiến lược đổi mới sáng tạo inside-out, giúp biến các ý tưởng thành hiện thực thông qua sự hợp tác với các đối tác bên ngoài.
Inside-out open innovation không chỉ dừng lại ở việc liên kết để thực hiện các dự án R&D, mà còn mở ra nhiều con đường khác để doanh nghiệp có thể thương mại hóa tài sản trí tuệ của mình. Các công ty có thể cấp phép sử dụng công nghệ, bán công nghệ hoặc thậm chí tách riêng các dự án khởi nguồn từ nội bộ thành các doanh nghiệp mới. Điều này không chỉ giúp tạo ra doanh thu mới mà còn giảm gánh nặng cho doanh nghiệp trong việc phát triển các sản phẩm không thuộc lĩnh vực cốt lõi của mình.
Việc chuyển giao các sáng kiến nội bộ cho các đối tác bên ngoài còn giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào các mảng kinh doanh chính, trong khi vẫn đảm bảo rằng các sáng kiến và công nghệ mới được phát triển và khai thác một cách hiệu quả. Đây là một cách tiếp cận linh hoạt, cho phép doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn mà không phải gánh chịu toàn bộ chi phí và rủi ro của quá trình phát triển sản phẩm mới.
6.3. Đổi Mới Sáng Tạo mở kết hợp (coupled open innovation)
Đổi mới sáng tạo mở kết hợp (Coupled open innovation) là việc kết hợp các ý tưởng và công nghệ từ bên trong và bên ngoài để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, quy trình hoặc mô hình kinh doanh mới.
Ví dụ điển hình là khi doanh nghiệp sử dụng các công nghệ nội bộ nhưng cần thêm những ý tưởng từ các đối tác bên ngoài để phát triển sản phẩm cuối cùng. Ngược lại, các ý tưởng từ bên ngoài có thể được thúc đẩy bởi các nguồn lực và kiến thức nội bộ để tạo ra sản phẩm có giá trị cao hơn.
Sự kết hợp này tối ưu hóa việc khai thác tài sản trí tuệ nội bộ đồng thời tiếp nhận ý tưởng và công nghệ từ bên ngoài, tạo ra một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo toàn diện. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua các thách thức về văn hóa, chẳng hạn như kháng cự với sự thay đổi, mà còn tăng tốc quá trình đổi mới thông qua việc phối hợp sức mạnh của nhiều nguồn lực khác nhau.
>> Xem thêm: Xóa nhòa ranh giới cạnh tranh trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở
6.4. Hợp tác đổi mới sáng tạo giữa các bên (collaborative open innovation)
Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ liên kết với một hoặc nhiều tổ chức khác để cùng triển khai các hoạt động đổi mới, chẳng hạn như cùng thực hiện R&D. Việc hợp tác có thể mở rộng ra ngoài phạm vi thông thường khi các doanh nghiệp hợp tác với đối thủ cạnh tranh, startups, hoặc các tổ chức khác để cùng phát triển và thương mại hóa ý tưởng, công nghệ, và tri thức.
Việc hợp tác không chỉ là sự liên kết tạm thời mà còn tạo nên mối quan hệ chiến lược lâu dài, giúp các bên tham gia tối ưu hóa sức mạnh của mình và cùng nhau phát triển trên thị trường.
Mặc dù cùng là kết hợp với các tổ chức bên ngoài để làm đổi mới sáng tạo mở, 2 hình thức coupled open innovation và collaborative open innovation có những sự khác biệt rõ rệt. Coupled open innovation tích hợp các ý tưởng và công nghệ nội bộ với các nguồn lực bên ngoài để phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, trong khi collaborative open innovation tập trung vào việc hợp tác lâu dài và sâu rộng với các đối tác để đồng phát triển ý tưởng và công nghệ.
Hình thức coupled open innovation thường có tính chất dự án ngắn hạn và linh hoạt, trong khi collaborative open innovation hướng đến những mối quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài và toàn diện hơn. Sự sở hữu trí tuệ trong ĐMST kết hợp thường tập trung vào bên phát triển R&D, còn trong ĐMST liên kết, quyền sở hữu có thể được chia sẻ giữa các bên hợp tác.
>> Xem thêm: Mô hình đổi mới sáng tạo tương tác: Cơ hội mới cho doanh nghiệp
6.5. Vai trò của các bên trong Đổi Mới Sáng Tạo mở
Dù theo hình thái nào, hệ sinh thái Open innovation được đặc trưng bởi 2 đối tượng chính, mỗi đối tượng sẽ đảm đương một vai trò và trách nhiệm khác nhau:
- R&D nội bộ: Các nhóm nghiên cứu bên trong tổ chức, có nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề của doanh nghiệp, sau đó kết hợp với mạng lưới tri thức bên ngoài để tìm lời giải; hoặc thông qua hoạt động đổi mới sáng tạo bên ngoài phát hiện các ý tưởng, các giải pháp có giá trị, qua đó đề xuất đầu tư để triển khai ứng dụng phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp.
- Nguồn lực bên ngoài: Mạng lưới đổi mới sáng tạo trên bình diện quốc gia cũng như toàn cầu gồm các nhà khoa học, các doanh nhân, các viện nghiên cứu, trường đại học, các vườn ươm khởi nghiệp, tăng tốc khởi nghiệp là nguồn cung cấp ý tưởng, giải pháp sáng tạo phong phú, đa dạng cho bất cứ doanh nghiệp nào, thuộc bất cứ ngành công nghiệp nào.
>> Xem thêm: Biến sự liều lĩnh thành “Vững tâm” trong đổi mới sáng tạo
7. Các ví dụ về Đổi Mới Sáng Tạo mở
Sau đây là 3 ví dụ về đổi mới sáng tạo của các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới mà các doanh nghiệp có thể tham khảo:
7.1. Lego
LEGO đã khéo léo áp dụng chiến lược Đổi Mới Sáng Tạo mở thông qua nền tảng LEGO Ideas, ra mắt vào năm 2008. Nền tảng này hoan nghênh tất cả mọi người gửi ý tưởng thiết kế cho các bộ lắp ghép và nhân vật làm từ gạch LEGO. Những thiết kế nhận được nhiều sự ủng hộ, yêu thích từ cộng đồng sẽ có cơ hội trở thành sản phẩm chính thức của hãng, điển hình như các bộ Central Perk, Big Bang Theory và Adventure Time. Nhờ việc khai thác ý tưởng từ người hâm mộ, LEGO không chỉ nắm bắt được xu hướng và văn hóa đại chúng theo thời gian thực mà còn mở rộng tệp khách hàng đa dạng hơn, vượt xa các sản phẩm truyền thống.
Chiến lược đổi mới sáng tạo mở này không chỉ giúp LEGO duy trì sự gắn kết với cộng đồng mà còn liên tục mang đến nguồn cảm hứng và ý tưởng mới mẻ cho sản phẩm.
Bộ Lego Central Perk được tạo ra từ hình thức Đổi Mới Sáng Tạo mở (Nguồn: Sưu tầm)
7.2. Samsung
Samsung là một trong những công ty dẫn đầu về đổi mới sáng tạo toàn cầu, với nhiều chiến lược toàn diện kết hợp cả nguồn lực nội bộ và bên ngoài để thúc đẩy các ý tưởng và công nghệ mới.
Để nuôi dưỡng các ý tưởng nội bộ, Samsung tổ chức chương trình C-Lab Inside, cho phép nhân viên phát triển các start-up của riêng mình trong thời gian 5 năm mà không phải lo lắng về việc mất việc. Những dự án thành công như Blockbuster, ứng dụng cho phép người dùng áp dụng hiệu ứng 3D vào video trên smartphone, và SunnyFive, thiết bị tạo ánh sáng mặt trời nhân tạo, đã ra đời từ chương trình này. Tính đến nay, C-Lab Inside đã tạo ra 45 start-ups và mang lại lợi nhuận gấp ba lần so với khoản đầu tư ban đầu 45 triệu USD của Samsung.
Điều này cho thấy rằng đổi mới sáng tạo mở không chỉ là một sáng kiến mà đã trở thành một phần cốt lõi trong chiến lược dài hạn của tập đoàn.
>> Xem thêm: Samsung: Nguồn cảm hứng trong thế giới phẳng của đổi mới sáng tạo
7.3. Bosch
Để có thể luôn mang đến luôn mang đến những giải pháp tuyệt vời để truyền cảm hứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, Bosch liên tục theo đuổi những mục tiêu này, Bosch - tập đoàn kỹ thuật và công nghệ đa quốc gia của Đức - đã ra mắt nền tảng Hợp Tác Đổi Mới Sáng Tạo Mở Bosch.
Nền tảng này mở ra cơ hội cho các startup, trường đại học, tập đoàn lớn và các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực gửi giải pháp của mình. Đây là cầu nối giúp Bosch tiếp cận các ý tưởng từ bên ngoài và hợp tác sáng tạo cùng những đối tác bên ngoài.
Khi đã xác định được những giải pháp triển vọng, các ý tưởng sẽ được phát triển theo quy trình giai đoạn rõ ràng, giúp đẩy nhanh tiến trình từ ý tưởng đến đánh giá, và cuối cùng là triển khai thực tế.
>> Xem thêm: Từ câu chuyện Đổi mới EnterpriseSG của Singapore đến Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo tiên phong của Việt Nam
Bosch đã ra mắt nền tảng Hợp Tác Đổi Mới Sáng Tạo Mở - Open Innovation Forum (Nguồn: Sưu tầm)
Tổng kết
Qua bài viết này, BambuUP đã cung cấp cái nhìn tổng quan về Open Innovation (OI) - Đổi Mới Sáng Tạo mở, một xu hướng thiết yếu cũng như là một phương pháp quan trọng giúp các tổ chức khai thác ý tưởng, chuyên môn và nguồn lực từ bên ngoài để thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng bền vững.
Việc áp dụng phương pháp này không chỉ giúp thúc đẩy sự hợp tác và sáng tạo mà còn giúp các tổ chức thích ứng nhanh chóng với các thay đổi trên thị trường. Để thành công, các doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy, sẵn sàng hợp tác và cam kết xây dựng môi trường hỗ trợ đổi mới. ĐSMT mở là một quá trình liên tục đòi hỏi học hỏi và cải tiến liên tục, và các tổ chức phải luôn sẵn sàng đón nhận các cơ hội và thách thức mới để giữ vững vị trí cạnh tranh.
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu như Heineken Việt Nam, FASLINK, Qualcomm, Twitter,... đã cùng chúng tôi công bố các thách thức đổi mới sáng tạo mở. BambuUP tự hào là một đối tác chiến lược đáng tin cậy luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong các hoạt động đổi mới sáng tạo mạnh mẽ và bùng nổ.
<< ĐẶT LỊCH TƯ VẤN 1:1 hoặc ĐĂNG KÝ NHẬN NEWSLETTER ngay để không bỏ lỡ những tin tức mới nhất hàng tuần về Đổi Mới Sáng Tạo mở ở Việt nam! >>
Các câu hỏi thường gặp
Đổi Mới Sáng Tạo mở là gì?
Đổi mới sáng tạo mở là một chiến lược kinh doanh khuyến khích các tổ chức không chỉ dựa vào nguồn lực và kiến thức nội bộ (như đội ngũ nhân viên hoặc bộ phận R&D), mà còn tận dụng các nguồn lực bên ngoài như phản hồi từ khách hàng, bằng sáng chế, đối thủ cạnh tranh, agency, công chúng,...v..v... để thúc đẩy quá trình đổi mới. Chiến lược này giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản xuất hoặc mô hình kinh doanh, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và thương mại hóa.
>> Xem thêm: Tư duy đổi mới sáng tạo - chìa khóa để không bị bỏ rơi khỏi thị trường
Lợi ích của Đổi Mới Sáng Tạo mở là gì?
Áp dụng Đổi Mới Sáng Tạo mở mang lại nhiều lợi ích quan trọng, như khả năng nắm bắt nhanh chóng các xu hướng thị trường, thúc đẩy văn hóa sáng tạo, tiếp cận với nhiều ý tưởng và công nghệ tiên tiến, mở ra cơ hội đầu tư mới, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí và thời gian phát triển sản phẩm mới, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.
Vì sao Đổi Mới Sáng Tạo mở quan trọng?
Đổi Mới Sáng Tạo mở rất quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp tiếp cận tài nguyên và chuyên môn từ các đối tác bên ngoài như khách hàng, nhà cung cấp, và các tổ chức nghiên cứu. Sự hợp tác này không chỉ tăng tốc quá trình phát triển sản phẩm và dịch vụ mới mà còn giúp giảm chi phí và quản lý rủi ro hiệu quả, thúc đẩy nhiều mối quan hệ hợp tác chiến lược, mở rộng nguồn lực và công nghệ, đồng thời cải thiện sự hài lòng của khách hàng bằng cách tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn với nhu cầu của họ.
Có bao nhiêu hình thức Đổi Mới Sáng Tạo mở?
Có 4 hình thức là: Thu hút ý tưởng từ bên ngoài (inside-out), Ý tưởng được khởi nguồn từ bên trong (outside-in), Đổi Mới Sáng Tạo mở kết hợp (coupled open innovation), và Hợp tác đổi mới sáng tạo liên kết (collaborative open innovation).
Nguồn tham khảo: