Innovation UP#6: Xóa nhòa ranh giới cạnh tranh trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở

Tháng 2/2024, mạng lưới sạc Tesla Supercharger đã mở cửa, được kỳ vọng có giá trị từ 10 - 20 tỷ USD, chiếm gần 10% doanh thu của Tesla vào năm 2030.

Áp lực giảm giá cổ phiếu từ thất bại hợp tác với Ford 

Giữa năm ngoái, cổ phiếu của Rivian - startup xe điện nổi tiếng với việc phát triển các xe điện hạng nặng, bao gồm SUV và xe bán tải tại Mỹ -  giảm gần 20% khi các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu ngay sau khi kỳ hạn cấm bán kết thúc sau lần đầu IPO. Nguyên nhân được cho là vì một trong hai nhà đầu tư doanh nghiệp lớn nhất của Rivian, Ford, đã bán 8 triệu cổ phiếu đang sở hữu trong nhà sản xuất xe điện này.

>>> Xem thêm: 5 công cụ tài chính giúp doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách giữa kỳ vọng và hành động khi thực hành ESG

Cổ phiếu Rivian giảm kỷ lục sau khi kỳ hạn cấm bán kết thúc sau lần đầu IPO
Cổ phiếu Rivian giảm kỷ lục sau khi kỳ hạn cấm bán kết thúc sau lần đầu IPO

Trong bối cảnh đó, startup xe điện Rivian đã công bố hợp tác với đối thủ lớn nhất là Tesla, để mở rộng hệ thống trạm sạc. Theo kế hoạch này, Rivian sẽ sử dụng bộ sạc phù hợp với trạm sạc của Tesla. Qua đó, những người lái xe Rivian sẽ có thêm cơ hội tiếp cận và sử dụng các trạm sạc của Tesla đang bành trướng tại Hoa Kỳ, đơn giản hóa quy trình sạc cho toàn bộ ngành công nghiệp xe điện trong tương lai.

Mối quan hệ hợp tác này được đánh giá là bước đi khôn ngoan, giúp Rivian tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường xe điện. Hơn nữa, cú bắt tay với gã khổng lồ Tesla còn mở ra cơ hội hợp tác giữa Rivian với các đối thủ lớn như Ford và General Motors. 

Sáng ngày 20/6/2023, cổ phiếu của Rivian tăng hơn 4% lên 15,52 USD, mức cao nhất so với hai tháng trước đó. Rivian cũng lên kế hoạch phát triển hơn 10.000 trạm sạc cấp hai công suất cao trên khắp Hoa Kỳ và Canada.

 

Đổi mới sáng tạo: Từ đối thủ thành đối tác

Sự hợp tác giữa Rivian và Tesla đã nhận được sự hoan nghênh từ cộng đồng. Thực tế, chiến lược hợp tác cùng đối thủ là sự lựa chọn của nhiều tên tuổi lớn như Apple - Samsung, Pepsi - Coca Cola, Yamaha - Honda… Những trường hợp kể trên đã chứng minh rằng, việc triển khai hợp tác giữa các đối thủ trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở là một chiến lược cạnh tranh vô cùng hiệu quả.

Tiến trình đổi mới sáng tạo đang phát triển ngày càng nhanh. Trước đây, ý tưởng thường chỉ đến từ những đơn vị có khả năng nghiên cứu lớn. Tuy nhiên, các công ty/tổ chức/cá nhân ngày càng linh động hơn, họ sẵn sàng kết nối ý tưởng với bất cứ công ty nào có khả năng phát triển chúng, thậm chí ngay cả với đối thủ cạnh tranh. 

Theo EU Open Innovation Strategy and Policy Group, sự phát triển của đổi mới sáng tạo có thể được chia thành 3 giai đoạn chính: đổi mới sáng tạo đóng, đổi mới sáng tạo mở và Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở. ĐMST giờ đây đã bước qua kỷ nguyên mới, nơi sự kết nối trong hệ sinh thái đóng vai trò là trung tâm của ĐMST mở. 

Hệ sinh thái ĐMST mở được hiểu là hệ sinh thái bao gồm nhiều chủ thể (các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư, viện nghiên cứu, trường đại học, khách hàng…) và các chủ thể này đều tích cực thực hiện các hoạt động ĐMST mở. 

Do vậy, ĐMST mở chính là đổi mới hình thức cạnh tranh, đem lại lợi ích nhiều hơn cho cả đôi bên. Có rất nhiều cơ hội được tạo ra từ ĐMST mở mà doanh nghiệp có thể tận dụng như giúp giảm chi phí, đẩy nhanh thời gian tung sản phẩm ra thị trường, gia tăng sự khác biệt và tạo ra dòng doanh thu mới cho công ty… 

Những năm gần đây, ĐMST mở đã nhanh chóng trở thành yếu tố thúc đẩy tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh. Theo như khảo sát của IBM Institute For Business Value năm 2021, các tổ chức thực hiện ĐMST mở có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao hơn 59% so với các tổ chức không thực hiện. Trong đó, các tổ chức vừa thực hiện ĐMST mở và ưu tiên sự tương tác mạnh mẽ với hệ sinh thái có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao hơn 58% so với các tổ chức chỉ theo đuổi ĐMST mở. 

>>> Xem thêm: Tín Chỉ Carbon Là Gì? Thị Trường Tín Chỉ Carbon Ở Việt Nam

 

Công nghệ Tesla khai phá “mỏ vàng” mới, tiến đến trở thành tiêu chuẩn

Về phía Tesla, hoạt động đổi mới sáng tạo mở đã đem đến những lợi ích khổng lồ. Tháng 2/2024, mạng lưới sạc Tesla Supercharger đã mở cửa. Các chủ xe Ford Mustang Mach-E và F-150 Lightning hiện có thể sử dụng trụ sạc nhanh Supercharger thông qua bộ chuyển đổi. Không chỉ riêng Ford, GM cũng đã kí hợp đồng thuê trạm sạc của Tesla, giúp khách hàng của họ tiếp cận hơn 12.000 trạm sạc nhanh Tesla ở Bắc Mỹ và tiết kiệm tới 400 triệu USD so với việc xây dựng mạng lưới sạc riêng.

Yamaha Vino 2018 là sự hợp tác hiệu quả giữa Honda và Yamaha
Yamaha Vino 2018 là sự hợp tác hiệu quả giữa Honda và Yamaha

Việc tính phí sạc xe điện không phải của Tesla có thể là một cách để Tesla tăng thêm nguồn thu nhập của mình. Phó chủ tịch dự báo toàn cầu tại AutoForecast Solutions, Sam Fiorani, ước tính Tesla có thể kiếm được hàng tỷ USD từ việc cho thuê trạm sạc, và mạng lưới Supercharger có thể có giá trị từ 10 - 20 tỷ USD, chiếm gần 10% doanh thu của Tesla vào năm 2030. Tuy nhiên, một số luồng ý kiến rằng nguồn doanh thu từ việc cho thuê trạm sạc có thể sẽ giảm dần khi các hãng ô tô khác cũng tăng cường sản xuất xe điện.

Mặc dù cú bắt tay Rivian - Tesla vấp phải không ít hoài nghi về mặt chiến lược, cuộc hợp tác này đã thật sự thay đổi tương lai ngành công nghiệp ô tô. Họ đã chứng minh rằng, khái niệm về “đối thủ” trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở là rất mờ nhạt. Bởi lẽ, trong kinh doanh, đổi mới sáng tạo mở đem lại lợi ích đáng kinh ngạc nhiều hơn cho tất cả các chủ thể trong hệ sinh thái. 

>>> Xem thêm: Product-as-a-Service: Cách doanh nghiệp chuyển đổi để đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới

 

Nhi Thiệu

Đọc thêm về những động thái của Boeing và Airbus giữa khủng hoảng hàng không 2024 trong Innovation UP: Chuỗi nội dung nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo doanh nghiệp. Chuỗi nội dung này là một loạt tài liệu hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, từ đó tạo ra giá trị mới, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Đã copy link

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

Thumbnail InnovationUP.jpg
Thứ 3, 21/01/2025

Bao bì bền vững: 6 chiến lược tối ưu cho đường đua đổi mới sáng tạo xanh

Liệu bao bì có thể trở thành động lực thúc đẩy cuộc cách mạng xanh? Hãy tưởng tượng nhựa PET được biến hóa thành những viên kim cương nano lấp lánh, hay công nghệ hóa học đảo ngược giúp tái chế nhựa vô tận mà không bị giảm chất lượng! Từ nhựa sinh học làm từ tảo, bao bì nhôm có thể tái sử dụng hơn 70 lần, cho đến thìa và cốc ăn được, những đột phá đáng kinh ngạc này chứng minh rằng tư duy thiết kế xanh không chỉ thay đổi diện mạo và tính chất bao bì mà còn tái định hình tương lai bền vững của thế giới. Cùng BambuUP khám phá trong bài viết này!
Thumbnail InnovationUP.jpg
Thứ 6, 10/01/2025

Product-as-a-Service: Cách doanh nghiệp chuyển đổi để đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới

Bạn đã bao giờ cân nhắc việc thuê hệ thống năng lượng mặt trời, thiết bị hỗ trợ mặt đất tại sân bay, nệm thông minh hay thậm chí là các chậu cây cảnh trang trí trong văn phòng thay vì mua đứt? Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng ưu tiên trải nghiệm và sự bền vững hơn sở hữu tài sản, mô hình Product-as-a-Service (PaaS) đã nổi lên như một giải pháp kinh doanh đột phá. Mô hình này đã thay đổi các ngành công nghiệp trên thế giới ra sao, và làm thế nào để doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng này?
Thumbnail InnovationUP.jpg
Thứ 7, 28/12/2024

Quy định mới về khí thải tại Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?

Nghị định mới về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của Việt Nam. Không chỉ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xanh, nghị định còn mở ra cơ hội vàng cho những lãnh đạo tiên phong đổi mới sáng tạo, đồng thời đặt ra thách thức không nhỏ trong việc cân bằng chi phí và hiệu quả. Làm thế nào để doanh nghiệp vượt qua trở ngại và tận dụng tối đa tiềm năng từ chính sách mới?