63% các CEO cho rằng công ty của họ sẽ không thể tiếp tục tồn tại sau 10 năm nữa nếu tiếp tục hoạt động như hiện tại. Tuy nhiên, có những lo ngại về việc đổi mới sáng tạo có thể làm mất đi tính ổn định trong cấu trúc tổ chức và gây ra sự rối loạn trong hoạt động kinh doanh.
Không phải mọi cấu trúc đều phù hợp cho công cuộc đổi mới doanh nghiệp
Nghiên cứu của PwC cho thấy gần một nửa CEO tại châu Á Thái Bình Dương lo ngại rằng các quy trình làm việc cứng nhắc đang kìm hãm khả năng đổi mới sáng tạo và tăng trưởng của doanh nghiệp. Điều này càng làm nổi bật tầm quan trọng của việc thiết kế một cấu trúc tổ chức linh hoạt và khuyến khích đổi mới.
>>> Xem thêm: Đổi Mới Sáng Tạo Mở (Open Innovation): Mô Hình Đột Phá Giúp Tăng Tốc Đổi Mới Sáng Tạo
Một số nghiên cứu về cấu trúc tổ chức đổi mới sáng tạo, thường chủ yếu tập trung vào các lý thuyết phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc doanh nghiệp và khả năng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đó.
Mô hình nghiên cứu của Burns và Stalker (1961) là một ví dụ điển hình, cho thấy cấu trúc tổ chức không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trước các biến động vĩ mô - vi mô, mà còn tác động trực tiếp đến khả năng sáng tạo và triển khai ý tưởng mới trong doanh nghiệp.
Cấu trúc tổ chức ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ và hiệu quả ra quyết định của doanh nghiệp. Trong một tổ chức phân cấp nhiều lớp, quá trình ra quyết định thường kéo dài và phức tạp do phải trải qua nhiều cấp phê duyệt. Điều này khiến doanh nghiệp khó bắt kịp những cơ hội mới hoặc ứng phó kịp thời trước những thách thức. Ngược lại, tổ chức phẳng với quy trình ra quyết định nhanh gọn sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc nắm bắt cơ hội và thích nghi với biến động.
>>> Xem thêm: Cách nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) đang tái định hình tương lai ngành hàng không
Đánh giá một số mô hình cấu trúc đổi mới sáng tạo
Các lý thuyết kinh điển về thiết kế tổ chức/doanh nghiệp từng cho rằng có một "công thức" chung để thiết kế một tổ chức hiệu quả.
Tuy nhiên, chúng ta đã qua giai đoạn tư duy nhị nguyên để chỉ có một-hoặc-không-gì-cả.
Giả định duy nhất ấy đã bị thách thức bởi nhiều nghiên cứu trong những năm 1960-1970 dưới tên gọi Lý thuyết tình huống. Lý thuyết này giải thích sự đa dạng của các hình thức tổ chức cũng như sự biến đổi của chúng, gắn liền với yêu cầu thực tế từ bối cảnh xung quanh.
Burns và Stalker (1961) đã phân chia các tổ chức thành hai loại hình: Máy móc (mechanistic) và Tự nhiên (Organic), dựa trên sự tương thích của cấu trúc với môi trường hoạt động.
Đúng như tên gọi, mô hình Máy móc sẽ có cấu trúc cứng nhắc, phân cấp rõ ràng, phù hợp với việc duy trì một môi trường ổn định. Ngược lại, mô hình Tự nhiên có cấu trúc linh hoạt, ít phân cấp, thích hợp với môi trường thay đổi nhanh và đòi hỏi nhiều sự đổi mới sáng tạo.
Mặt khác, Lawrence và Lorsch lại có một mô hình đi sâu vào sự đa dạng bên trong một tổ chức. Họ chỉ ra rằng, các bộ phận khác nhau của cùng một tổ chức, có thể có cấu trúc khác nhau, tùy thuộc vào môi trường hoạt động của từng bộ phận. Giống như mỗi đứa trẻ khác nhau trong gia đình, vẫn có sự khác biệt về tính cách.
Điều này có nghĩa là, một tổ chức vừa có thể có những bộ phận hoạt động Máy móc & Tự nhiên phối hợp linh hoạt.
Nhưng nhìn chung, ta có thể khẳng định với nhau, không có một công thức cấu trúc nào là phù hợp hoàn hảo cho tất cả mọi trường hợp. Sự thay đổi linh hoạt là cần thiết.
Tuy nhiên, việc tìm ra cách để thiết kế một tổ chức vừa hiệu quả vừa linh hoạt vẫn còn là một vấn đề nan giải.
>>> Xem thêm: Những mô hình mới giải quyết vấn đề rác thải hữu cơ từ thực phẩm
Ngôi nhà đổi mới: Xây dựng nền tảng vững chắc từ cấu trúc đến chiến lược
Trong Mô hình Ngôi nhà Đổi mới sáng tạo của BambuUP (trích từ Sổ tay Đổi mới sáng tạo Doanh nghiệp), cách một doanh nghiệp tổ chức hoạt động (liên quan đến cấu trúc) và những quyết định lớn của doanh nghiệp (liên quan đến chiến lược) có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Cấu trúc tổ chức chính là nền móng, xác định cách các phòng ban và nhân viên tương tác với nhau. Trong khi đó, chiến lược là mái nhà, che chắn và định hướng cho toàn bộ ngôi nhà. Cả hai yếu tố này đều ảnh hưởng lẫn nhau và cùng nhau tạo nên một tổng thể hài hòa.
Thêm nữa, các mô hình cấu trúc đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp không cố định mà thay đổi theo thời gian và điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Qua mỗi giai đoạn phát triển, các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức và cơ hội mới, đòi hỏi họ phải điều chỉnh cấu trúc tổ chức để thích ứng.
Ví dụ, các tập đoàn công nghiệp Hoa Kỳ đã từng rất thành công trong việc tận dụng nguồn lao động không lành nghề và bán lành nghề để sản xuất hàng loạt nhờ có một cấu trúc hiệu quả nhờ mô hình máy móc (mechanistic). Vì vậy, họ trở thành những ông lớn trong ngành và thống trị thị trường thế giới.
Tuy nhiên, đến giữa những năm 1970, các tập đoàn này đã phải đối mặt với mô hình đổi mới sáng tạo của Nhật Bản. Với khả năng tổ chức quy trình sản xuất chặt chẽ và kết nối hiệu quả giữa các đơn vị trong hệ thống, cùng với việc đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, các doanh nghiệp Nhật Bản đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bằng cách ứng dụng mô hình tự nhiên (organic), các doanh nghiệp Nhật Bản đã vượt trội Hoa Kỳ trong nhiều ngành công nghiệp như điện tử tiêu dùng, máy công cụ và ô tô.
Cuối những năm 1990, bối cảnh cạnh tranh lại một lần nữa thay đổi khi các ngành công nghệ cao Hoa Kỳ chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ nhờ sự trỗi dậy của "các công ty kinh tế mới" ở Thung lũng Silicon. Những công ty này đã tận dụng lợi thế của các tổ chức mạng lưới mở, linh hoạt cao, tích hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ năng kỹ thuật và kinh doanh để tạo ra những đột phá mới.
Tóm lại, mô hình ngôi nhà đổi mới sáng tạo đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ phức tạp giữa cấu trúc và chiến lược của doanh nghiệp. Không có chuyện one-size-fits-all. Vậy, vấn đề hiện nay là làm thế nào để các doanh nghiệp có thể tìm ra và duy trì một mô hình tổ chức linh hoạt, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị trường.
Ngoài Mô hình ngôi nhà đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, BambuUP cung cấp một quy trình kết nối đổi mới sáng tạo chuẩn, được hình thành dựa trên kinh nghiệm tích lũy từ quá trình thành công lẫn thất bại khi đi sâu vào kết nối đổi mới sáng tạo, làm việc với nhiều phòng ban ở nhiều mô hình cấu trúc doanh nghiệp khác nhau.
Thông qua đó, doanh nghiệp có thể tham khảo, xây dựng và triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo hiệu quả, linh hoạt tùy theo cấu trúc của mình.
Hoặc đặt lịch để được tư vấn chuyển đổi vấn đề, bổ sung nguồn lực đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp TẠI ĐÂY.
=> Để BambuUP đồng hành tư vấn quá trình thực thi đổi mới sáng tạo mở hiệu quả, vững tâm từng bước.