Innovation UP #1: Công thức nào ứng dụng ERP vào doanh nghiệp?

Trước sự suy yếu của nền kinh tế, cộng đồng đã chứng kiến sự ra đi của hàng trăm ngàn doanh nghiệp khi họ không còn khả năng duy trì cũng như tìm ra hướng đi mới để vượt qua khó khăn. Liệu chuyển đổi số có phải là “công thức” tối ưu nhất cho các doanh nghiệp giải bài toán khó?

Theo kết quả khảo sát CEO Toàn cầu thường niên lần thứ 27 khu vực châu Á Thái Bình Dương thực hiện bởi PwC, 63% các CEO cho rằng công ty của họ sẽ không thể tiếp tục tồn tại sau 10 năm nữa nếu như công ty vẫn tiếp tục hoạt động theo con đường hiện tại. Trước cục diện này, 97% các công ty trong khu vực đang bắt đầu thực hiện một số bước đổi mới. Điều này cho thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với nỗi bất an về khả năng tồn tại nếu như không có chiến lược đổi mới. Đây là một nhiệm vụ kép đối với các CEO: Bên cạnh việc tập trung vào những thách thức về lợi nhuận, doanh nghiệp cần đồng thời đổi mới hoạt động kinh doanh để đảm bảo khả năng thích ứng trong tương lai. 

Doanh nghiệp cần đổi mới hoạt động kinh doanh để đảm bảo khả năng thích ứng trong tương lai
Doanh nghiệp cần đổi mới hoạt động kinh doanh để đảm bảo khả năng thích ứng trong tương lai

Áp lực và rủi ro nhìn từ phía nhà lãnh đạo


Vừa qua, tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group đã phát hành một báo cáo từ một cuộc khảo sát hơn 600 giám đốc điều hành trên khắp thế giới. Khi được hỏi về xu hướng chi tiêu, 65% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho biết họ muốn cắt giảm chi phí trong chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất. Sự thúc đẩy từ những tình huống khó khăn chung, đã làm tăng nhu cầu đổi mới và hướng tới chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, ERP được coi là một giải pháp hiệu quả nhằm tối ưu hóa chi phí. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng hành trình chuyển đổi số không có công thức chung nào áp dụng cho tất cả doanh nghiệp. Việc chỉ chạy theo trào lưu mà không có kế hoạch rõ ràng sẽ gây ra nhiều khó khăn và thách thức không mong muốn.

Đối với nhiều doanh nghiệp, triển khai chuyển đổi số được xem là một nhiệm vụ to lớn và khó khăn, tốn nhiều thời gian và công sức. Khảo sát CEO Toàn cầu thường niên cho thấy, hướng tiếp cận của các CEO khu vực châu Á Thái Bình Dương đang tập trung nhiều hơn vào việc giải quyết các rủi ro ngắn hạn. Điều này được phản ánh qua việc các CEO cảm thấy ít bị tác động từ lạm phát (giảm 21%), biến động kinh tế vĩ mô (giảm 9%), xung đột địa chính trị (giảm 12%). Do đó, nhiều doanh nghiệp chệch hướng khỏi tính bền vững lâu dài dù nhận biết tầm quan trọng của chuyển đổi số.

Nhiều doanh nghiệp chệch hướng khỏi tính bền vững lâu dài dù nhận biết tầm quan trọng của chuyển đổi số
Nhiều doanh nghiệp chệch hướng khỏi tính bền vững lâu dài dù nhận biết tầm quan trọng của chuyển đổi số

Thêm nữa, xu hướng hiện nay trong các doanh nghiệp là cần phải đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu của từng bộ phận bằng cách triển khai các phần mềm hoặc giải pháp công nghệ tương ứng. Tuy nhiên, điều này thường dẫn đến việc dữ liệu của doanh nghiệp thiếu đồng nhất và liên tục, khó truy cập và phân tích trong thời gian thực. Điều này tạo ra một thách thức đáng kể trong việc quản lý dữ liệu và thông tin, đặc biệt khi tốc độ kinh doanh ngày càng nhanh hơn bao giờ hết. 

Bà Nguyễn Hương Quỳnh, CEO BambuUP chia sẻ về thực trạng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay: “Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm rõ được thế nào là chuyển đổi số và họ mới đang ở bước cơ bản để đi đến chuyển đổi số. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhập cuộc mà thiếu đi sự chuẩn bị bài bản, hiệu quả, chưa chuẩn bị tư duy số cho nhân sự. Đây là sai lầm mà các doanh nghiệp Việt Nam hay mắc phải, nghe tưởng chừng như nghịch lý nhưng lại là thực tế đang diễn ra hiện nay.”


“Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm rõ được thế nào là chuyển đổi số và họ mới đang ở bước cơ bản để đi đến chuyển đổi số. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhập cuộc mà thiếu đi sự chuẩn bị bài bản, hiệu quả, chưa chuẩn bị tư duy số cho nhân sự. Đây là sai lầm mà các doanh nghiệp Việt Nam hay mắc phải, nghe tưởng chừng như nghịch lý nhưng lại là thực tế đang diễn ra hiện nay.”

Chuyển đổi số, không chỉ có “số”


Theo ông Phạm Quang Chiến - Phó Tổng giám đốc Citek Technology, “ứng dụng công nghệ thì phải song hành với các chiến lược phát triển kinh doanh”. Triển khai chuyển đổi số là một quá trình phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều phòng ban trong doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số, quá trình này cần phải được tích hợp và tự động hóa rất nhiều chức năng khác nhau như hoạt động như quản lý tài chính, nhân sự, bán hàng, sản xuất… Quá trình này có tính chất phức tạp và thường kéo dài trong vài tháng.

Về bản chất, áp dụng chuyển đổi số đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thay đổi mô hình kinh doanh một cách sâu sắc. Đặc biệt, sau đại dịch, thị trường đã trải qua nhiều biến động đáng kể với sự xuất hiện các kênh phân phối mới. Đây là thời điểm nhạy cảm, khi mọi doanh nghiệp đều đặt ra câu hỏi về việc cập nhật và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. 

Trước sự cấp thiết đó, chỉ thích ứng thôi là chưa đủ. Doanh nghiệp nên thúc đẩy các nỗ lực đổi mới kinh doanh mà triển khai chuyển đổi số là điều tất yếu. Chuyển đổi số là công cụ hữu ích để thực hiện chiến lược kinh doanh đã đề ra một cách hiệu quả hơn. Việc chuyển đổi số của doanh nghiệp là quá trình nan giải, rất dễ nản lòng. Thậm chí, có trường hợp doanh nghiệp rất quyết tâm chuyển đổi nhưng lại bỏ dở vì họ không thấy kết quả mà chi phí bỏ ra thì quá nhiều.
 

Mọi bài toán đều có lời giải


Để khắc phục những sai lầm trên, doanh nghiệp nhất thiết cần hoạch định kế hoạch cụ thể và chi tiết. Trong đó, các lãnh đạo doanh nghiệp cần ưu tiên nỗ lực tạo lộ trình chuyển đổi chi tiết nhưng linh hoạt, thích ứng với các mối đe dọa và cơ hội mới xuất hiện. Ban điều hành nên cân nhắc sự trợ giúp của những chuyên gia chuyên sâu, báo cáo trực tiếp với các cấp lãnh đạo. “Hiện nay, các doanh nghiệp không thể đi một mình nữa. Chúng ta cần phải cộng tác, hợp lực với các doanh nghiệp công nghệ, xây dựng hệ sinh thái công nghệ tích hợp linh hoạt để có thể có nhiều phương án theo lộ trình và mang lại hiệu quả nhanh.” - ông Chiến chia sẻ. 

“Hiện nay, các doanh nghiệp không thể đi một mình nữa. Chúng ta cần phải cộng tác, hợp lực với các doanh nghiệp công nghệ, xây dựng hệ sinh thái công nghệ tích hợp linh hoạt để có thể có nhiều phương án theo lộ trình và mang lại hiệu quả nhanh"

Khảo sát CEO Toàn cầu thường niên lần thứ 27 cũng đề xuất một lộ trình đổi mới với ưu tiên sử dụng công nghệ để chủ động đổi mới và trao quyền cho tổ chức. Doanh nghiệp cần tích hợp năng lực sẵn có về dữ liệu, phân tích, giá trị với hệ thống ERP Oracle NetSuite được xây dựng và cung cấp dưới dạng mô hình SaaS. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể xác định rủi ro trong các lĩnh vực then chốt, bao gồm chuỗi cung ứng. Việc này đòi hỏi sự đầu tư, tuy nhiên doanh nghiệp có thể mua và sử dụng từng gói dịch vụ nhỏ theo nhu cầu thay vì phải cài đặt một hệ thống lớn với chi phí đắt đỏ mà vẫn bảo đảm được hiệu quả. 

Hơn thế nữa, ERP Oracle NetSuite còn cho phép cài đặt thêm các chức năng khác nhau trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Với ERP Oracle NetSuite, giải pháp ERP xây dựng hoàn toàn trên đám mây số 1 thế giới, mang đến cho các doanh nghiệp một nguồn lực mạnh mẽ để tăng tốc phát triển trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Hệ thống này giúp doanh nghiệp quản lý, sắp xếp hợp lý các quy trình quan trọng từ tài chính, kế toán, quản trị quan hệ khách hàng, quản lý sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, bán hàng, thương mại điện tử…

CITEK Technology đi cùng Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Mở Việt Nam với vai trò: “Nhà tiên phong đổi mới”


CITEK là đơn vị hàng đầu tư vấn và triển khai bộ giải pháp chuyển đổi số toàn diện trong quản trị - vận hành doanh nghiệp như ERP SAP, ERP Oracle NetSuite tại Việt Nam và khu vực. Citek là một đối tác đáng tin cậy, hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình kinh doanh của mình thông qua các giải pháp hiện đại và hiệu quả. Các giải pháp này bao gồm MES (Manufacturing Execution System), Data Warehouse, Business Intelligence, Business Planning, và Data Collection, CDP, Sales portal…

CITEK Technology đi cùng Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Mở Việt Nam với vai trò: “Nhà tiên phong đổi mới”
CITEK Technology đi cùng Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Mở Việt Nam với vai trò: “Nhà tiên phong đổi mới”

Bằng cách này, Citek không chỉ là một đối tác triển khai giải pháp mà còn là người đồng hành, đồng sức cùng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số và phát triển bền vững. Citek đã đạt được sự tín nhiệm của 100+ công ty uy tín trong và ngoài nước với hơn 600+ dự án triển khai thành công. Đặc biệt, với doanh nghiệp SME++, Citek có bộ giải pháp quản trị tổng thể từ CRM đến ERP triển khai nhanh từ 3 - 4 tháng. 

Citek đã đạt được sự tín nhiệm của hơn 100 công ty trong và ngoài nước như: Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Gelex, Tập đoàn Lộc Trời, Adidas, Cadivi, Honda Việt Nam, Diana, Big C, Novaland, Mitsubishi Electric… Với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực chuyển đổi số, vừa qua, Citek được vinh danh tại Giải thưởng Top 10 Doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2021, Giải thưởng Sao Khuê 2021 và Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2021. 

Đọc thêm về xu hướng toàn cầu BANI 2030 và ưu tiên của các nhà lãnh đạo trong Báo cáo Đổi mới sáng tạo Mở 2023. Báo cáo cung cấp cơ sở dữ liệu chiến lược cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, tổng hợp các tiềm năng và thách thức đối với các doanh nghiệp và tập đoàn thông qua việc phân tích chi tiết về các xu hướng đổi mới sáng tạo và công nghệ trên toàn cầu, cũng như tình hình cụ thể tại Việt Nam. Bên cạnh đó, báo cáo cũng đề xuất một số phương pháp và hướng dẫn để hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo.
 

Đã copy link

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

Thumbnail InnovationUP.jpg
Thứ 6, 08/11/2024

Những mô hình mới giải quyết vấn đề rác thải hữu cơ từ thực phẩm

Bạn có biết rằng khoảng 1/3 sản lượng thực phẩm toàn cầu bị lãng phí mỗi năm? Điều này không chỉ gây thiệt hại kinh tế khổng lồ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và xã hội! Bài viết này sẽ đưa bạn vào hành trình khám phá từ thực trạng lãng phí thực phẩm đáng kinh ngạc cho đến những giải pháp sáng tạo xanh đang nổi lên khắp nơi. Liệu công nghệ và các mô hình kinh doanh mới có trở thành chìa khóa giúp chúng ta biến rác thải thành nguồn tài nguyên quý giá? Hãy cùng BambuUP tìm hiểu trong bài viết sau!
7.png
Thứ 4, 30/10/2024

Bã cà phê - Phế phẩm thành “phép phẩm” cho năng lượng sạch và sản phẩm xanh?

Bã cà phê – phế phẩm quen thuộc tưởng chừng vô giá trị – đang trở thành “phép phẩm xanh” trong nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm và thay thế các tài nguyên không bền vững. Từ dầu cọ đến nhiên liệu sinh học, những giải pháp mới từ bã cà phê mở ra hướng đi bền vững cho một loạt các ngành công nghiệp như: Thực phẩm, mỹ phẩm và năng lượng sạch.
photo1536637445379-1536637445379846369143-15622591631461408006129-crop-15622591743571736057869.jpg
Thứ 6, 25/10/2024

Tái sinh vòng đời cho bã mía - Tìm tương lai sáng cho ngành mía đường Việt Nam

Ngành mía đường Việt Nam đang hồi sinh, với năng suất đường lần đầu tiên vươn lên vị trí số 1 khu vực. Nhưng tiềm năng của cây mía không chỉ dừng lại ở việc sản xuất đường. Bã mía, từng được coi là phế phẩm, nay đang trở thành nguồn nguyên liệu quý giá, mở ra một tương lai sản xuất xanh bền vững.