Innovation UP#5: Giữa khủng hoảng hàng không 2024: Boeing, Airbus đang làm gì?

Tháng 11 năm ngoái, một loạt các hãng hàng không Việt Nam cắt giảm công suất. Số lượng ghế đến Phú Quốc trong tháng 11-2023 giảm 31% so với cùng kỳ, Đà Lạt giảm 29%. Riêng Hà Nội và TPHCM giảm lần lượt là 14% và 11%.

Hàng không Việt chật vật vì thiếu máy bay

Thời gian gần đây, Vietnam Airlines, VietJet đã bị Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) xếp vào danh sách nợ xấu vì vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Một số hãng như Bamboo Airways đã phải trả lại máy bay và hủy các tuyến bay chủ lực, trong khi Pacific Airlines xác nhận không còn máy bay sau nhiều lần tái cơ cấu. 

Tháng 11 năm ngoái, các hãng hàng không Việt Nam đã có động thái cắt giảm công suất, với lý do rõ nhất là thiếu máy bay. Các dữ liệu của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy số máy bay đang hoạt động hiện nay chỉ còn 73% so với thời điểm đông nhất trong năm 2023. Tình trạng khó khăn của ngành hàng không Việt Nam khiến giá vé máy bay liên tục “leo thang”, có thể sẽ gây ra tình trạng giảm nhu cầu bay, nhất là trong nội địa.

>>> Xem thêm: Cách nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) đang tái định hình tương lai ngành hàng không

Tình trạng khó khăn của ngành hàng không Việt Nam khiến giá vé máy bay liên tục “leo thang”
Tình trạng khó khăn của ngành hàng không Việt Nam khiến giá vé máy bay liên tục “leo thang”

Theo thông tin từ báo Kinh tế Sài Gòn, CEO Lê Hồng Hà của Vietnam Airlines đã chia sẻ tại hội nghị hàng không cuối tháng 2 rằng, do đứt gãy chuỗi cung ứng, thời gian bảo dưỡng một máy bay đã tăng từ 100-120 lên đến 250-300 ngày. Điều này đặt các hãng hàng không vào thế bị động, có thể thiếu máy bay từ hơn 3 tháng đến 10 tháng trong thời gian bảo dưỡng. Đáng chú ý, chi phí bảo dưỡng mỗi động cơ đã lên đến 1 triệu đô la Mỹ, gây ra áp lực tài chính không nhỏ cho các hãng hàng không.

 

Đứt gãy chuỗi cung ứng hàng không toàn cầu

Tình trạng thiếu hụt máy bay đang thực sự gây nên cuộc khủng hoảng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Mặc dù hoạt động hàng không đang dần phục hồi sau dịch Covid-19, tình trạng thiếu phụ tùng, giá năng lượng gia tăng cũng như vấn nạn động cơ giả, hỏng hóc khiến cho chuỗi cung ứng máy bay toàn cầu đối mặt với nhiều thách thức trầm trọng. Cả Boeing và Airbus đã thông báo rằng một số loại máy bay phổ biến của hai hãng này sẽ không đáp ứng được lịch giao hàng cho đến năm 2030. 

Theo hãng dữ liệu OAG, Boeing đã giao 528 máy bay trong năm ngoái, nhưng số lượng máy bay chưa giao vẫn cao hơn gấp 11,77 lần. Tương tự, Airbus đã giao 735 máy bay trong khi vẫn nhận số đơn đặt hàng mới nhiều hơn gấp 3,15 lần và tồn đọng chưa giao gấp 11,7 lần. Nhiều chuyên gia dự đoán thời điểm thế giới có thể khắc phục các tồn đọng của chuỗi cung ứng hàng không rơi vào nửa cuối thập niên này, với ước tính vào năm 2027-2028.

United Airlines, hãng hàng không lớn nhất thế giới, đang kêu gọi phi công nghỉ không lương do thiếu máy bay. Dự kiến số giờ bay của hãng trong những tháng còn lại của năm 2024 sẽ giảm đáng kể. Trước đó, United cũng thông báo tạm dừng tuyển dụng phi công vào đầu năm nay. Tương tự, Southwest Airlines và Alaska Airlines cũng bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng hàng không toàn cầu. Hai hãng này nhận định công suất năm 2024 sẽ bị ảnh hưởng do kế hoạch bàn giao máy bay không được xác định cụ thể.

Động thái này của các hãng hàng không phản ánh những tiêu cực trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hơn thế nữa, kế hoạch tăng trưởng của các hãng bay rơi vào vòng xoáy khủng hoảng cũng cho thấy hậu quả sâu rộng từ những sự cố máy bay gần đây. 

>>> Xem thêm: Product-as-a-Service: Cách doanh nghiệp chuyển đổi để đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới

 

Khủng hoảng niềm tin chưa từng có: Boeing “thay tướng” 

Ngày 5/1/2024, chiếc máy bay Boeing 737 MAX 9 mang số hiệu 1282 của hãng hàng không Mỹ Alaska Airlines cất cánh từ sân bay Portland, bang Oregon đến thành phố Ontario, bang California, đã gặp sự cố sau khi khởi hành khoảng 20 phút. Khi ở độ cao gần 5.000m, cửa sổ và một mảnh thân máy bay đã bung ra, nổ tung giữa không trung. 

Hai tháng sau, máy bay Boeing 787 của hãng hàng không LATAM Airlines (Chile) đã gặp sự cố rung lắc mạnh khi đang trên đường từ Sydney (Australia) đến Auckland (New Zealand) khiến 50 người bị thương. Đây là sự cố thứ hai chỉ trong 3 tháng đầu năm của Boeing, khiến gã khổng lồ ngành hàng không bị khó khăn bủa vây khi phải đối diện với tòa án dư luận, đi kèm với đó là số lượng đơn hàng suy giảm, đẩy Boeing vào khủng hoảng niềm tin.

Trong 3 tháng đầu năm, Boeing liên tiếp gặp 2 sự cố đẩy hãng này vào khủng hoảng niềm tin
Trong 3 tháng đầu năm, Boeing liên tiếp gặp 2 sự cố đẩy hãng này vào khủng hoảng niềm tin

Tình trạng các đơn đặt hàng bị “dồn ứ” khiến nhiều hãng cũng đang chuyển sang đặt hàng từ Airbus, đối thủ lớn duy nhất của Boeing thời điểm này. Mới đây, Giám đốc điều hành của Boeing, Dave Calhoun, đã nộp đơn từ chức trong giai đoạn mà Boeing đang gặp khó khăn với các sự cố vừa qua. Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, Dave Calhoun đã nhấn mạnh rằng, bất kể ai ngồi vào chiếc “ghế nóng”, họ đều phải đối mặt với nhiều nhiệm vụ khó khăn, bao gồm việc thay đổi văn hóa công ty để tăng cường sự an toàn và khôi phục niềm tin của dư luận.

>>> Xem thêm: Thị trường đổi mới sáng tạo xanh bùng nổ: Động lực mới cho nền kinh tế bền vững

 

Hội nghị Đổi mới sáng tạo Airbus 2024: Cơ hội cho ngành hàng không “cất cánh”

Tuần trước, Airbus tổ chức Hội nghị Đổi mới sáng tạo 2024 tại Toulouse (Airbus Innovation Summit). Sự kiện nhấn mạnh phương pháp đổi mới sáng tạo chiến lược dựa trên dữ liệu, được kỳ vọng sẽ là bệ phóng cho ngành hàng không toàn cầu trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay. 

Hội nghị đã khám phá những câu chuyện truyền cảm hứng từ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Airbus. Các nỗ lực đổi mới sáng tạo nội bộ của Airbus được đánh giá cao về cả về chất lượng và số lượng. Có thể nói, đổi mới sáng tạo mở trên phạm vi toàn cầu là chìa khóa để giúp Airbus củng cố vị trí dẫn đầu của mình bằng cách tích lũy nhiều lợi thế cạnh tranh mang tính quyết định.

  • Trung tâm Đổi mới Airbus Trung Quốc (ACIC) 

Trung tâm Đổi mới Airbus Trung Quốc (ACIC) đặt trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc, là một trong những trung tâm đổi mới hàng đầu trên thế giới. ACIC tập trung vào việc khám phá các công nghệ tiềm năng trong ngành hàng không vũ trụ bằng cách tận dụng hệ sinh thái đổi mới địa phương tại Trung Quốc, kết hợp với sự hỗ trợ chuyên môn toàn cầu từ Airbus. 

  • Airbus Cyber Innovation

Airbus Cyber Innovation hoạt động tại năm địa điểm: Newport (Wales), Paris, Toulouse (Pháp), và Hamburg, Munich (Đức). Nhiệm vụ của Airbus Cyber Innovation là tăng cường khả năng an ninh mạng, đồng thời phát triển công nghệ cần thiết để đối phó với các vấn đề an ninh mạng mới nổi lên trong ngành hàng không.

  • Airbus Ventures

Airbus Ventures có trụ sở chính tại Thung lũng Silicon với văn phòng tại Paris và Tokyo, là một công ty vốn mạo hiểm hỗ trợ và đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp ảnh hưởng đến ngành công nghiệp hàng không vũ trụ. Airbus Ventures đầu tư vào các startup tiên tiến trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, từ tự động hóa đến hiệu suất công nghiệp, với tỷ lệ thành công rất cao. 

Một báo cáo tại Hội nghị Đổi mới sáng tạo Airbus 2024 đã tiết lộ những thách thức trong việc áp dụng các mô hình kinh doanh mới. Báo cáo cho rằng, thái độ bảo thủ của các chủ doanh nghiệp chính là căn bệnh “thâm căn cố đế” đứng đầu các lo ngại. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp thu nhận thức về đổi mới sáng tạo: Không thể chỉ dựa vào kiến thức, nguồn lực và tài nguyên nội bộ mà còn phải chủ động tìm kiếm và tận dụng nhiều nguồn lực từ bên ngoài để thúc đẩy nhanh hơn quá trình kiến tạo giá trị chung.

Năm 2018, Airbus đã ký hợp đồng với hai startup Ấn Độ Neewee và Eflight, nhằm cung cấp các giải pháp tiên tiến trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Đây là kết quả của chương trình thúc đẩy công nghệ Airbus Bizlab. Eflight đã phát triển một giải pháp hỗ trợ hành trình cho các phi công, giúp họ tối ưu hóa kế hoạch sử dụng nhiên liệu, thời gian và hành trình. Trong khi đó, Neewee đã tạo ra một giải pháp sử dụng các phương pháp phân tích tiên tiến, máy học và trí tuệ nhân tạo, nhằm tăng cường sự chắc chắn cho chuỗi cung ứng sản xuất và các hoạt động đấu thầu của Airbus.

Trước đó, Tập đoàn hàng không Airbus đã cam kết hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực hàng không nội địa. Những thông tin này đã được Airbus chia sẻ tại hai sự kiện quan trọng trong tháng 10/2023, đó là Triển lãm Quốc tế và Diễn đàn Công nghiệp Hàng không Việt Nam (VIAE 2023) tại TP.HCM và Diễn đàn Đổi mới 5.0 (Innovation Horizon 5.0) tại Hà Nội. 

Tựu chung lại: Nhờ vào các hoạt động đổi mới sáng tạo, các dòng tàu bay mới hiện nay của Airbus có thể ngay lập tức góp phần giảm ít nhất 20% mức tiêu thụ nhiên liệu và khí thải carbon. Với việc đưa các tàu bay mới, hiện đại vào trong đội bay của mình, các hãng hàng không Việt Nam có thể nâng cao hiệu suất đồng thời đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. 

>>> Xem thêm: Thị trường carbon Châu Á và bài học chiến lược cho Việt Nam

 

Nhi Thiệu

Đã copy link

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

Thumbnail InnovationUP (9).jpg
Thứ 7, 17/05/2025

Tại sao nói “đổi mới sáng tạo mở” là chìa khóa thực thi Nghị quyết 68-NQ/TW trong thời đại số?

Để duy trì vị thế dẫn đầu, các tập đoàn không thể chỉ dựa vào nội lực. Nghị quyết 68-NQ/TW là lời nhắc mạnh mẽ rằng khu vực tư nhân sẽ là động lực then chốt cho tăng trưởng, trong đó các tập đoàn lớn đóng vai trò đầu tàu. Để hiện thực hóa mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu và đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045, tư duy “đóng” truyền thống cần được thay thế bằng chiến lược đổi mới sáng tạo mở - hợp tác chặt chẽ với startup, viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức trung gian nhằm tăng tốc R&D, rút ngắn chu kỳ đổi mới và dẫn dắt quá trình chuyển đổi số trên toàn nền kinh tế.
Bìa 1 (18).jpg
Thứ 5, 15/05/2025

Biến cổ động thành hành động: FinTech xanh làm được gì?

Một câu hỏi nhức nhối đặt ra cho giới FinTech: Làm sao để đảm bảo các tuyên bố ESG và các sản phẩm Tài chính xanh thực sự mang lại tác động tích cực, chứ không chỉ là "vỏ bọc"? Khi mà mỗi giao dịch cà thẻ hàng ngày đều để lại "dấu chân carbon" mà người tiêu dùng hầu như không nhận biết? Vậy đâu là cách các startup FinTech trên toàn cầu đang tiên phong trong việc giải quyết vấn đề này thông qua công nghệ. Hãy cùng khám phá 4 Innovation of the week tuần này: ✨ ESG không còn là đặc quyền của ‘ông lớn’: Zero Circle đang san phẳng cuộc chơi! ✨ Tomorrow Bank: Ngân hàng xanh là khi ví tiền bảo vệ hành tinh ✨ Earthian AI – "Vệ sĩ số" chống rửa tiền xanh ✨ Với Ecolytiq mỗi lần cà thẻ là một lần chọn hành động vì trái đất
Bìa 1 (16).jpg
Thứ 3, 06/05/2025

"Xanh hóa": Lời giải đáp cho thách thức nông nghiệp Úc

Dù chiếm tới 55% diện tích sử dụng đất toàn quốc vào năm 2023, ngành nông nghiệp Úc vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng khi có hơn 500 loài cỏ dại kháng thuốc, 60% rác thải hữu cơ chưa được xử lý đúng cách, và không ít vùng nông thôn vẫn thiếu kết nối sóng điện thoại, gây khó khăn khi nông dân làm việc một mình nhưng gặp tính huống nguy hiểm. 04 startup dưới đây mang tới những giải pháp thiết thực cho những bài toán kể trên. Cùng BambuUP khám phá Innovation of the Week tuần này - 4 công nghệ tiên tiến không chỉ giải quyết các vấn đề cấp thiết mà còn góp phần kiến tạo tương lai nông nghiệp xanh và bền vững.