InnovationUP#10: Hợp tác doanh nghiệp-khởi nghiệp theo phong cách Nhật Bản

“Mùa đông gọi vốn” vẫn chưa qua, nguồn vốn đầu tư vào Đông Nam Á tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất. Những lưu ý từ các chuyên gia trong chuỗi nội dung InnovationUP tuần này sẽ gợi mở những chiến lược phát triển chủ động hơn để vượt qua thời kỳ khó khăn.

Nguồn vốn đầu tư vào Đông Nam Á: “Bất định” và “thận trọng”

Sau một năm 2023 đầy ảm đạm, các hoạt động đầu tư và khởi nghiệp tại châu Á được kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn vào năm 2024. Tuy nhiên, theo khảo sát từ SE Asia Deal Review, trong 3 tháng đầu năm 2024, chỉ có 5 thương vụ được các công ty khởi nghiệp hoàn thành trong khu vực Đông Nam Á. Riêng hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam đã huy động được tổng số vốn là 35,7 triệu USD trong quý I/2024, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2023.

Thực tế cho thấy “mùa đông gọi vốn” vẫn đóng băng Đông Nam Á. Nguồn vốn đầu tư vào khu vực này tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất hơn 5 năm qua. Tracxn, nền tảng dữ liệu thị trường tư nhân hàng đầu, đã ghi nhận nguồn tài trợ của quý 1/2024 giảm mạnh 44% so với mức 939 triệu USD huy động được trong quý trước đó. Cụ thể, sự sụt giảm nguồn tài trợ phần lớn diễn ra ở giai đoạn cuối, giảm 64% từ 758 triệu USD trong quý 4/2023 xuống còn 270 triệu USD trong quý 1/2024. 

Các chuyên gia đồng loạt nhấn mạnh, từ khóa của năm nay là “bất định” và “thận trọng”. Chia sẻ trong Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Mở Việt Nam 2023, bà Lê Hoàng Uyên Vy, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Do Ventures nhận định: “Trong bối cảnh thách thức hiện nay, việc gọi vốn ngày càng trở nên khó khăn khi các nhà đầu tư rất thận trọng với quyết định giải ngân.”


>>> Xem thêm: Bao bì bền vững: 6 chiến lược tối ưu cho đường đua đổi mới sáng tạo xanh

quote

 

 

SoftBank bán tháo tài sản của Vision Fund: Bài học cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trước khi “đóng băng” trong “mùa đông gọi vốn”, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở đã từng rất nhộn nhịp và thay đổi tích cực bộ mặt Đông Nam Á. Một trong những yếu tố quan trọng định hình thị trường này là mối quan hệ mật thiết với tập đoàn công nghệ SoftBank của Nhật Bản. Quỹ Vision Fund của SoftBank từng gây tiếng vang với kỷ lục trung bình đầu tư gần một startup mỗi ngày, biến các startup như Grab, Trax, Tokopedia… thành những doanh nghiệp tỷ đô. 

Tuy nhiên, những thách thức xuất hiện ngày càng nhiều khi nguồn vốn đầu tư cạn kiệt và thị trường bão hòa. Từ cuối năm 2021, quỹ Vision Fund đã giảm gần 29 tỷ USD trong danh mục đầu tư cổ phiếu tại Mỹ do bán bớt cổ phần trong các công ty như Coupang Inc., DoorDash Inc. và Grab Holdings Ltd. Một vài vụ đầu tư lớn nhất SoftBank thực hiện bắt đầu chao đảo. Klarna, GoPuff, WireCard, Katerra, WeWork… là những cái giá đắt gây tổn thất tài chính lẫn danh tiếng, làm dấy lên nhiều nghi ngờ về quy trình thẩm định của SoftBank. 

“Mùa đông gọi vốn” tiếp tục kéo dài đánh dấu sự suy giảm của các hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu. Lãi suất tăng cao tại Mỹ, sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng hậu Brexit tại London… đã đẩy thị trường Đông Nam Á vào vòng xoáy với tương lai mù mịt. Nhiều startup ở Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng nặng nề khi nguồn vốn đầu tư giảm xuống còn khoảng 800 triệu USD, trở lại mức của năm 2017 khi Vision Fund ra đời. 

Khó huy động thêm vốn, các startup buộc phải đóng cửa, sáp nhập hoặc chấp nhận mức định giá thấp hơn trong các vòng gọi vốn sau. Thực trạng này xảy ra bởi sai lầm đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng lên trên lợi nhuận, thu hút người dùng thông qua việc liên tiếp khuyến mại, giảm giá, đặc biệt với các công ty ở giai đoạn đầu. Thêm vào đó, sự lệ thuộc vào nguồn vốn từ Vision Fund đã khiến nhiều công ty gặp khó khăn khi quỹ này suy yếu, rút ra bài học kinh nghiệm cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khu vực.

Theo nhận định của các chuyên gia trong Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Mở Việt Nam 2023, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần tập trung phát huy sức mạnh nội tại thay vì chạy theo các tiêu chuẩn tăng trưởng tùy hứng. Năm 2024 là một năm tiếp tục thanh lọc của thị trường. Những doanh nghiệp khởi nghiệp không có nền tảng phát triển vững chắc và không sử dụng hiệu quả nguồn vốn sẽ bị đào thải hoặc gặp khó khăn trong các vòng gọi vốn tiếp theo. “Các startup cần có sự thích ứng và chuyển hướng sang mô hình tăng trưởng bền vững để có thể vượt qua giai đoạn biến động hiện tại.” - bà Lê Hoàng Uyên Vy chia sẻ. 

>>> Xem thêm: Carbon: Lợi ích kép cho doanh nghiệp trong cuộc chạy đua phát thải ròng bằng 0

 

Hợp tác vượt qua “mùa đông gọi vốn” cùng WingArc và BambuUP

Nghiên cứu từ case-study SoftBank, các startup có thể rút kinh nghiệm để tìm đến những nguồn hỗ trợ đa dạng hơn. Việc mở rộng các kênh huy động vốn sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tài chính và tăng khả năng sinh tồn trong bối cảnh biến động. Ngoài ra, việc tham gia mạng lưới trong các chương trình tăng tốc và các cộng đồng doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức, kinh nghiệm và kết nối quan trọng. Điều này giúp các startup không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ hơn, tích lũy giá trị dần dần theo thời gian, giảm bớt sự phụ thuộc vào một nguồn vốn duy nhất.

Hội thảo WingArc Data Empowerment Accelerator: Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 20/5 tới, hứa hẹn mở ra cơ hội hợp tác mới và khám phá các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và startup. Với chủ đề "Hợp tác doanh nghiệp-khởi nghiệp theo phong cách Nhật Bản", hội thảo này dự kiến sẽ thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng trong cả hai quốc gia. 

Hội thảo WingArc Data Empowerment Accelerator:

Hội thảo hân hạnh đồng hành cùng các đại diện uy tín từ các tổ chức hàng đầu, các đại diện quốc tế từ: BambuUP và WingArc Accelerator: Công ty phần mềm được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo và là công ty hàng đầu trong lĩnh vực tăng cường dữ liệu với thị phần hàng đầu tại Nhật Bản. Cùng với đó là: AirCity - Dịch vụ quản lý bất động sản dựa trên nền tảng công nghệ và Azendian Solutions - một công ty về AI, Khoa học Dữ liệu, trang bị cho các chủ sở hữu tài sản và doanh nghiệp những công cụ để đạt được các mục tiêu về bền vững, ESG và năng suất.

WingArc1st là một công ty phần mềm được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo và là công ty hàng đầu trong lĩnh vực tăng cường dữ liệu với thị phần hàng đầu tại Nhật Bản. Là những người tiên phong, WingArc không chỉ tập trung vào việc tạo ra giá trị từ dữ liệu mà còn hướng đến việc thúc đẩy sự biến đổi kinh doanh của khách hàng. Qua các chương trình hợp tác công nghệ như Chương trình Tăng tốc, Hội thảo trực tuyến tại Việt Nam, WingArc đưa ra một nền tảng để các startup có thể lập kế hoạch và tích hợp công nghệ vào hoạt động kinh doanh, từ đó nâng cao khả năng phân tích dữ liệu và tiềm năng kinh doanh.

>>> Xem thêm: Nông nghiệp xanh tại Singapore: Bước tiến bền vững cho ngành nông nghiệp

---

Đọc thêm về PUCMA: Công thức đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp, tập đoàn 2024 tại đây.

Đã copy link

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

Thumbnail InnovationUP (10).jpg
Chủ nhật, 18/05/2025

Why Open Innovation is key to implementing resolution 68-NQ/TW in the digital age.

To stay ahead, large corporations can no longer rely solely on internal capabilities. Resolution 68-NQ/TW strongly affirms that the private sector will be the key engine of growth where major enterprises are expected to lead the way. To realise the vision of contributing over 60% of GDP by 2045 and boosting global competitiveness, traditional “closed” mindsets must give way to open innovation. That means actively partnering with startups, research institutes, universities and intermediaries to accelerate R&D, shorten innovation cycles, and drive digital transformation across the entire economy.
Thumbnail InnovationUP (9).jpg
Thứ 7, 17/05/2025

Tại sao nói “đổi mới sáng tạo mở” là chìa khóa thực thi Nghị quyết 68-NQ/TW trong thời đại số?

Để duy trì vị thế dẫn đầu, các tập đoàn không thể chỉ dựa vào nội lực. Nghị quyết 68-NQ/TW là lời nhắc mạnh mẽ rằng khu vực tư nhân sẽ là động lực then chốt cho tăng trưởng, trong đó các tập đoàn lớn đóng vai trò đầu tàu. Để hiện thực hóa mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu và đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045, tư duy “đóng” truyền thống cần được thay thế bằng chiến lược đổi mới sáng tạo mở - hợp tác chặt chẽ với startup, viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức trung gian nhằm tăng tốc R&D, rút ngắn chu kỳ đổi mới và dẫn dắt quá trình chuyển đổi số trên toàn nền kinh tế.
Bìa 1 (18).jpg
Thứ 5, 15/05/2025

Biến cổ động thành hành động: FinTech xanh làm được gì?

Một câu hỏi nhức nhối đặt ra cho giới FinTech: Làm sao để đảm bảo các tuyên bố ESG và các sản phẩm Tài chính xanh thực sự mang lại tác động tích cực, chứ không chỉ là "vỏ bọc"? Khi mà mỗi giao dịch cà thẻ hàng ngày đều để lại "dấu chân carbon" mà người tiêu dùng hầu như không nhận biết? Vậy đâu là cách các startup FinTech trên toàn cầu đang tiên phong trong việc giải quyết vấn đề này thông qua công nghệ. Hãy cùng khám phá 4 Innovation of the week tuần này: ✨ ESG không còn là đặc quyền của ‘ông lớn’: Zero Circle đang san phẳng cuộc chơi! ✨ Tomorrow Bank: Ngân hàng xanh là khi ví tiền bảo vệ hành tinh ✨ Earthian AI – "Vệ sĩ số" chống rửa tiền xanh ✨ Với Ecolytiq mỗi lần cà thẻ là một lần chọn hành động vì trái đất