Nông nghiệp xanh tại Singapore: Bước tiến bền vững cho ngành nông nghiệp

Singapore, với sự phụ thuộc lớn vào thực phẩm nhập khẩu, đang đối mặt với những thách thức trong việc đảm bảo an ninh lương thực. Những giải pháp nông nghiệp công nghệ cao và đổi mới sáng tạo xanh nào có thể giúp đảo quốc này đạt được sự bền vững? Hãy cùng BambuUP khám phá qua bài viết này!

 

1. Singapore đối mặt với thách thức lớn khi 90% lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài

Singapore là một quốc đảo nhỏ với diện tích khoảng 730 km², thuộc nhóm các quốc gia nhỏ nhất thế giới, nhưng lại có mật độ dân số cao thứ ba toàn cầu. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế và chỉ khoảng 1% diện tích đất dành cho nông nghiệp[1], Singapore phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu lương thực để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân số đông đúc. 

Theo Cơ quan Thực phẩm Singapore, hơn 90% thực phẩm của nước này được nhập khẩu từ hơn 180 quốc gia toàn cầu[2].

>>> Xem thêm: Đổi Mới Sáng Tạo Mở (Open Innovation): Mô Hình Đột Phá Giúp Tăng Tốc Đổi Mới Sáng Tạo

Singapore nhập khẩu lương thực các loại từ nhiều quốc gia trên thế giới (Nguồn: Singapore Food Agency 2023)

Sự phụ thuộc nghiêm trọng vào thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế và bất ổn chính trị ở các quốc gia cung cấp đã tạo ra nhiều rủi ro cho an ninh lương thực của Singapore.

Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, giá lương thực đã tăng 4.1% vào tháng 4 năm 2022 so với cùng kỳ năm trước. Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) cũng dự báo giá lương thực sẽ tiếp tục tăng cao sau năm 2022, tác động nghiêm trọng đến lạm phát thực phẩm trong nước.[3

Trước tình hình này, chính phủ Singapore đã đưa ra chiến lược "30 by 30", với mục tiêu đến năm 2030, đất nước sẽ tự sản xuất được 30% nhu cầu dinh dưỡng nội địa, trong đó 20% đến từ rau củ, trái cây và 10% đến từ trứng, thủy sản. Mục tiêu này cũng được nhấn mạnh trong Kế hoạch Xanh Singapore 2030, thể hiện cam kết của chính phủ trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia trong bối cảnh các thách thức về nhập khẩu thực phẩm.[4]

>>> Xem thêm: Bức tranh toàn cảnh về Đổi mới sáng tạo ở Thụy Điển

Singapore đặt ra mục tiêu ‘30 by 30’nhằm tăng tự chủ lương thực vào năm 2030 (Nguồn: Singapore Food Agency 2019)

Tuy nhiên, quá trình triển khai cho đến nay vẫn đang phải phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn, bao gồm tác động của việc chậm trễ trong phát triển nông trại do đại dịch COVID-19, áp lực kinh doanh do lạm phát, giá năng lượng tăng cao và chi phí nhân công leo thang. Đến năm 2023, sản lượng trứng, hải sản và rau trồng trong nước của Singapore chỉ đáp ứng lần lượt 31.9%, 7.3%, và 3.2% nhu cầu tiêu thụ toàn quốc[2].

Vì vậy, để đạt được mục tiêu ‘30 by 30’ đúng hạn, chính phủ Singapore sẽ cần triển khai nhiều giải pháp sáng tạo và bền vững hơn nữa. 

>>> Xem thêm: Khai thác tiềm năng đổi mới sáng tạo xanh trong khu vực công: Lợi ích, thách thức và bài học cho doanh nghiệp Việt

 

2. Nông nghiệp xanh: Một trong các giải pháp giảm phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực cho Singapore

Để đối phó với những thách thức về an ninh lương thực và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu, Singapore đang tích cực tìm kiếm các giải pháp mới nhằm nâng cao khả năng tự cung ứng. Trong đó, nông nghiệp xanh nổi lên như một trong những giải pháp trọng tâm, hướng tới phát triển bền vững và tăng năng suất trồng trọt nội địa.

Nông nghiệp xanh, hay đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp, là hình thức canh tác áp dụng các công nghệ hiện đạithân thiện với môi trường nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất, tăng năng suất cây trồng với ít tài nguyên hơn và canh tác bền vững hơn.

Chính phủ Singapore đang tích cực triển khai ba mô hình nông nghiệp thông minh chủ đạo - thủy canh, aquaponics và nông nghiệp thẳng đứng - như những giải pháp hiệu quả, phù hợp với điều kiện không gian hạn chế và nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm của quốc đảo này.

Hệ thống nông nghiệp thẳng đứng

Nhờ tận dụng không gian theo chiều dọc, hệ thống nông nghiệp thẳng đứng (vertical farming) có thể triển khai ngay trong khu vực đô thị, giúp giải quyết bài toán thiếu hụt đất nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), việc áp dụng công nghệ cao vào mô hình này có thể tăng sản lượng một số loại cây trồng lên gấp 10 - 20 lần bình thường thông qua khả năng kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm[6].

Một trong những dự án thành công tiêu biểu tại Singapore với phương pháp trồng trọt này là Sky Greens, trang trại thẳng đứng đầu tiên trên thế giới. Sky Greens sử dụng hệ thống trồng rau quay vòng theo chiều dọc, cho phép canh tác trên nhiều tầng mà không chiếm nhiều diện tích đất. Chỉ riêng Sky Greens đã giúp sản xuất tới 800 tấn rau mỗi năm, chứng minh tính hiệu quả vượt trội của phương pháp này.

>>> Xem thêm: Tín Chỉ Carbon Là Gì? Thị Trường Tín Chỉ Carbon Ở Việt Nam

Hệ thống nông nghiệp thẳng đứng của Sky Greens (Nguồn: Sưu tầm)

Hệ thống aquaponics

Song song với nông nghiệp thẳng đứng, hệ thống aquaponics cũng đang được triển khai rộng rãi tại Singapore như một giải pháp nông - thủy sản bền vững bằng cách kết hợp nuôi trồng thủy sản và cây trồng

Khi cây trồng hấp thụ dinh dưỡng từ nước thải của bể cá sẽ lọc sạch nước rồi đưa trở lại bể nuôi, vì vậy, nước được tái sử dụng liên tục, tiết kiệm đến 90% lượng nước cần dùng so với các phương pháp nông nghiệp khác.[7] Ngoài ra, chất dinh dưỡng hữu cơ từ cá giúp cây giảm nhu cầu sử dụng phân bón hóa học, mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Hơn nữa, tính chất khép kín của hệ thống giúp cây trồng không bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt hay mùa vụ, cho phép sản xuất nông sản ổn định quanh năm.

>>> Xem thêm: Product-as-a-Service: Cách doanh nghiệp chuyển đổi để đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới

Hệ thống aquaponics kết hợp nuôi trồng thủy sản và cây trồng (Nguồn: Sưu tầm)

Hệ thống thủy canh

Hệ thống thủy canh (hydroponic farming) là một phương pháp canh tác cây trồng mà không sử dụng đất, thay vào đó sử dụng dung dịch nước có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. 

Phương pháp này cho phép cây phát triển thông qua việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trực tiếp từ nước, tạo điều kiện cho việc kiểm soát tốt hơn các yếu tố môi trường như pH, độ ẩm, và ánh sáng. Nhờ vào việc tái sử dụng nước và hạn chế sự bốc hơi, hệ thống thủy canh cũng giúp giảm lãng phí nước đáng kể khi sử dụng ít nước hơn 90% so với các phương pháp truyền thống như sử dụng đất và nhà kính.[5
>>> Xem thêm: Cách nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) đang tái định hình tương lai ngành hàng không

Hệ thống trồng cây thủy canh không sử dụng đất (Nguồn: Sưu tầm)

Sustenir Agriculture, một công ty nổi bật trong lĩnh vực này, tập trung vào việc trồng các loại cây không bản địa như rau cải xoăn và rau bina trong môi trường kiểm soát hoàn toàn bằng ánh sáng LED và các công nghệ thủy canh tiên tiến. Hiện tại, Sustenir sản xuất 200-300 tấn rau mỗi năm, nhưng với nhà máy nông trại tự động tại Sungei Tengah dự kiến hoàn thành vào đầu 2025, công ty có thể nâng mức công suất lên 1.500 tấn/năm.

Trang trại cải kale thẳng đứng và chiếu sáng bằng đèn LED của Sustenir Agriculture (Nguồn: Sưu tầm)

 

3. Đổi mới sáng tạo xanh - Tương lai cho an ninh lương thực Singapore

Chính phủ Singapore đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ xanh thông qua Cơ quan Thực phẩm Singapore (SFA), đồng thời hỗ trợ tài chính cho các dự án nghiên cứu đổi mới trong sản xuất thực phẩm bền vững và an toàn. Điển hình là chương trình Nghiên cứu và Phát triển Singapore Food Story đã được phân bổ ngân sách 309 triệu USD để thực hiện các sáng kiến này.

Bên cạnh đó, chính phủ cũng tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến, điển hình là Chương trình Trao đổi Nông - thực phẩm Israel - Singapore năm 2021[8], nhằm thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ kiến thức giữa các hệ sinh thái nông nghiệp thực phẩm của cả hai quốc gia.

>>> Xem thêm: Những mô hình mới giải quyết vấn đề rác thải hữu cơ từ thực phẩm

Chương trình Trao đổi Nông - thực phẩm Israel - Singapore năm 2021 (Nguồn: Đại sứ quán Israel tại Singapore)

Bên cạnh việc tập trung vào sản xuất, chính phủ cũng chú trọng đến việc cải thiện giống cây trồng và các phương pháp canh tác tiên tiến. Trung tâm Sản xuất Nông-Thực phẩm (Agri-Food Production Hub) tại Lim Chu Kang, hiện đang trong quá trình quy hoạch, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các giải pháp công nghệ cao nhằm gia tăng năng suất và khả năng chống chịu của cây trồng trước biến đổi khí hậu. 

Trung tâm sẽ áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, trong đó việc tái sử dụng tài nguyên đóng vai trò cốt lõi, như thu gom và tái chế nước, sử dụng 50% năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Bên cạnh đó, cấu hình sản xuất nông sản và phân bổ các loại cây trồng cũng sẽ được tối ưu hóa để tái sử dụng phụ phẩm từ quá trình chăn nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và bền vững môi trường.[9]

>>> Xem thêm: Thị trường carbon Châu Á và bài học chiến lược cho Việt Nam

Mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ được áp dụng tại Trung tâm Sản xuất Nông-Thực phẩm Lim Chu Kang (Nguồn: Encity)

Ngoài ra, Cơ quan Thực phẩm Singapore (SFA) đã hợp tác với các đối tác trong ngành nông nghiệp thực phẩm để thành lập Liên đoàn Doanh nghiệp Nông nghiệp Thực phẩm Singapore (SAFEF), với mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp thực phẩm trong nước.[10

SAFEF giúp kết nối các trang trại nuôi cá, chăn nuôi và trồng rau quả, xây dựng khung hợp tác nhằm cân bằng cung cầu sản phẩm nội địa, cũng như tổ chức các sự kiện và tour tham quan trang trại để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm tươi, bổ dưỡng và bền vững, từ đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho Singapore.[11]

>>> Xem thêm: 5 công cụ tài chính giúp doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách giữa kỳ vọng và hành động khi thực hành ESG

SAFEF thường tổ chức nhiều sự kiện để quảng bá lương thực, nông sản trong nước đến người tiêu dùng (Nguồn: SAFEF)

-------

InnovationUP: Chuỗi nội dung nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo doanh nghiệp. Chuỗi nội dung này là một loạt tài liệu hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, từ đó tạo ra giá trị mới, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Phượng Lê.

Đã copy link

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

R&D.png
Thứ 5, 28/03/2024

Tạo đà thúc đẩy xu hướng đầu tư R&D 2024

Theo Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Mở Việt Nam năm 2023, phương diện đầu tư vốn cho hoạt động khoa học - công nghệ đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn thấp và có xu hướng giảm. Con số được ghi nhận về mức đầu tư R&D so với GDP của Việt Nam chỉ còn 0,4%, thấp hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á.
What is the Best Way to Invest Money_.jpeg
Thứ 6, 22/03/2024

Marketing dựa trên dữ liệu: Xu hướng thống trị trong thế giới số

Trong thời đại tiếp thị kỹ thuật số ngày càng phát triển, chiến lược tiếp thị dựa trên dữ liệu dự báo đang trở thành trọng điểm với sự tăng trưởng đáng kể. Dự báo cho thấy giá trị của lĩnh vực này dự kiến sẽ tăng từ 1157.84 tỷ USD vào năm 2023 lên 2551.05 tỷ USD vào năm 2030, trong đó dữ liệu đóng vai trò là một tài nguyên không thể thiếu. Từ việc phân tích hành vi khách hàng đến dự đoán xu hướng tương lai, khả năng sử dụng dữ liệu một cách thông minh có thể quyết định sự thành công của startup và doanh nghiệp.
pic-202312031678593252_49482_25-454.png
Thứ 6, 12/04/2024

Tập đoàn xi măng Siam - Khi Đổi mới sáng tạo được xem là hạt nhân phát triển

Là “ông lớn” với tuổi đời hơn 100 năm trong ngành xây dựng tại Thái Lan, tuy nhiên tập đoàn xi măng Siam lại là một đơn vị năng động hàng đầu trong các hoạt động Đổi mới sáng tạo Mở. Sự “cồng kềnh” của nội bộ khi có nhiều công ty con, nhiều ngành kinh doanh nhỏ lẻ trong tập đoàn không là rào cản của Siam mà ngược lại chính là động lực để các chiến lược R&D và Đổi mới sáng tạo được thực thi hiệu quả.