Vị trí thứ 13 trong bảng xếp hạng Chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu 2023 (GII) là một cột mốc đáng ghi nhận đối với Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn cần có những bước đi táo bạo hơn nữa, đặc biệt là trong việc khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo xanh.
>>> Xem thêm: Đổi Mới Sáng Tạo Mở (Open Innovation): Mô Hình Đột Phá Giúp Tăng Tốc Đổi Mới Sáng Tạo
Chuyển bại thành thắng để đổi mới sáng tạo
Văn hóa Nhật Bản từ lâu đã đề cao sự hoàn hảo và tránh thất bại. Áp lực thành công quá lớn đã vô tình tạo ra một rào cản đối với sự sáng tạo và đổi mới. Thêm vào đó, thói quen làm việc trọn đời và hệ thống dựa trên thâm niên đã ăn sâu vào xã hội, kìm hãm tinh thần khởi nghiệp tại Nhật Bản. Những yếu tố đó khiến Nhật Bản khó có thể cạnh tranh hiệu quả trên trường quốc tế.
Theo một khảo sát được thực hiện bởi Venture Enterprise Centre, một trong những yêu cầu được đưa ra nhiều nhất để khuyến khích mọi người khởi nghiệp tại Nhật Bản là việc cần thay đổi "ý thức, văn hóa và xu hướng".
Vị trí thứ 13 trong bảng xếp hạng GII 2023 là một cột mốc đáng ghi nhận, chứng tỏ Nhật Bản đã đi đúng hướng trong việc nuôi dưỡng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để thu hẹp khoảng cách với những quốc gia dẫn đầu, Nhật Bản cần một cuộc cách mạng tư duy toàn diện, bắt đầu từ việc vượt qua những rào cản văn hóa sâu sắc, đặc biệt là nỗi sợ thất bại.
Nhật Bản hướng đến trở thành trung tâm khởi nghiệp hàng đầu châu Á nhờ chuyển đổi xanh
Nhật Bản đã đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng: trở thành trung tâm khởi nghiệp hàng đầu châu Á vào năm 2027. Keidanren, một trong những hiệp hội kinh doanh có ảnh hưởng nhất ở Nhật Bản, đã công nhận tầm quan trọng của việc củng cố hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Theo đó, sức khỏe của hệ sinh thái này là phương tiện hiệu quả để thúc đẩy các sáng kiến đổi mới sáng tạo, bảo vệ Nhật Bản trước áp lực cạnh tranh ngày càng lớn trên trường quốc tế.
Trong bối cảnh này, việc thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng: chuyển đổi kỹ thuật số (DX) và chuyển đổi xanh (GX) được xác định là ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản. Đây là những động lực chính yếu để đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững trong dài hạn, giúp Nhật Bản duy trì vị thế cạnh tranh và tạo ra một nền kinh tế tương lai ổn định và phát triển.
Thị trường công nghệ xanh và phát triển bền vững tại Nhật Bản đang bùng nổ với tốc độ tăng trưởng ấn tượng 19,2% mỗi năm trong giai đoạn từ 2024 đến 2032. Các doanh nghiệp sản xuất ở Nhật đang ứng dụng tối đa các công nghệ tự động hóa và công nghệ xanh (Green IT và AI) để tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu đáng kể lãng phí và đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng sạch.
Tập đoàn Siemens đã bắt đầu hành trình chuyển đổi xanh, giảm thiểu lượng khí thải carbon từ 10 năm trước. Kể từ năm 2014, tập đoàn công nghệ đa quốc gia này đã cắt giảm tới 54% lượng khí thải nhờ vào việc áp dụng các giải pháp quản lý năng lượng tiên tiến, tiến gần hơn đến mục tiêu trung hòa carbon.
>>> Xem thêm: Tín Chỉ Carbon Là Gì? Thị Trường Tín Chỉ Carbon Ở Việt Nam
Lộ trình tăng trưởng xanh toàn diện của Nhật Bản ra sao?
Tháng 4 năm 2021, chính phủ Nhật đã nâng mục tiêu cắt giảm lượng phát thải vào năm 2030 lên 46% so với mức năm 2013. Thay vì xem là gánh nặng, việc ứng phó với biến đổi khí hậu giờ đây được chính phủ Nhật nhìn nhận như một cơ hội với "Chiến lược tăng trưởng xanh thông qua việc đạt được trung hòa carbon vào năm 2050" (Green Growth Strategy through Achieving Carbon Neutrality in 2050).
Chiến lược này đã xây dựng kế hoạch tập trung vào hai lĩnh vực trọng tâm. Thứ nhất, Nhật sẽ giảm thiểu lượng carbon phát thải từ quá trình sản xuất điện. Thứ hai, Nhật sẽ thúc đẩy việc sử dụng điện thay thế cho các nguồn năng lượng hóa thạch trong các ngành công nghiệp khác. Chiến lược này còn chú trọng đến việc tiết kiệm điện bằng các giải pháp đổi mới sáng tạo như điều khiển tối ưu, tự động hóa hệ thống điện và nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng.
Chiến lược tăng trưởng xanh cũng xác định 14 lĩnh vực tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế song hành với giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Đáng chú ý, điểm sáng trong chiến lược này là việc thành lập Quỹ Đổi mới Xanh. Với nguồn vốn 2 nghìn tỷ yên, quỹ này sẽ đóng vai trò xúc tác quan trọng trong việc thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và phát triển các công nghệ xanh tại Nhật Bản trong 10 năm tới.
Chiến lược đã xây dựng một lộ trình rõ ràng cho từng lĩnh vực, đảm bảo tiến độ thực hiện ổn định. Đối với ngành hydrogen, chiến lược đề ra các giải pháp toàn diện: tăng cường sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ… Tập trung vào các công nghệ như tua-bin phát điện hydrogen và xe tải chạy bằng pin nhiên liệu, chiến lược hướng tới mục tiêu tăng sản lượng hydrogen lên 3 triệu tấn vào năm 2030 và 20 triệu tấn vào năm 2050.
Chiến lược Tăng trưởng Xanh của Nhật Bản đặt hợp tác quốc tế lên hàng đầu. Nhật Bản đang tích cực hợp tác với các đối tác lớn như Hoa Kỳ và EU để tạo ra các khuôn khổ hợp tác mới, đồng thời khởi xướng các sáng kiến như Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng Châu Á nhằm hỗ trợ các quốc gia trong khu vực chuyển đổi sang nền kinh tế xanh một cách hiệu quả.
>>> Xem thêm: Product-as-a-Service: Cách doanh nghiệp chuyển đổi để đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới
🌏 [Tháng 10 này] Global Unlock chinh phục cột mốc tiếp theo tại Nhật Bản!
🇯🇵 Tiếp tục phụng sự nhiệm vụ chuyển đổi xanh của doanh nghiệp nghiệp Việt, Global Unlock 2024 - Chuyến đi học tập & trải nghiệm các mô hình chuyển đổi xanh sẽ mở ra cơ hội gặp gỡ, kết nối với các lãnh đạo doanh nghiệp, nhà máy và nhóm chuyên gia hàng đầu Nhật Bản tại HAI THÀNH PHỐ Yokohama & Tokyo
Trong 7 ngày từ 20-26/10/2024, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có cơ hội:
👉Học hỏi trực tiếp từ những người tiên phong trong lĩnh vực phát triển bền vững tại Nhật Bản.
👉Trải nghiệm các mô hình chuyển đổi xanh tiên tiến cho Khu công nghiệp, Nhà máy sản xuất
👉Trải nghiệm văn hóa đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp và nhà máy hàng đầu Nhật Bản
👉Kết nối sâu rộng với 24 doanh nghiệp đồng hành từ Việt Nam, cùng chia sẻ thách thức và gia tăng cơ hội hợp tác và tăng trưởng.
Chuyến đi được thiết kế phù hợp với:
► Doanh nghiệp sản xuất, chế biến: Đang tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm tác động môi trường.
► Doanh nghiệp kho vận, logistics: Muốn tối ưu hóa quy trình vận hành xanh và tiết kiệm chi phí năng lượng.
► Các chuyên gia tư vấn về tái chế, giảm carbon: Tìm hiểu sâu hơn về công nghệ và quy trình thực tế để triển khai mô hình bền vững tại Việt Nam.
📍Các anh/chị đối tác quan tâm, đăng ký tại đây để được nhận chi tiết lịch trình, chi phí và tư vấn hỗ trợ TẠI ĐÂY
-