InnovationUP#9: PUCMA: Công thức đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp, tập đoàn 2024

Việc tham gia vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở không chỉ là một cơ hội mà cũng có thể là một thách thức đối với các doanh nghiệp. InnovationUP tuần này mang đến Công thức PUCMA giúp các lãnh đạo tăng cường năng lực về việc xây dựng, hệ thống hóa quy trình hệ thống Đổi mới sáng tạo.

Thách thức từ việc hợp tác trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở

Với những tiến bộ trong công nghệ, thông tin và truyền thông, tiến trình đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đang phát triển ngày càng nhanh. Với xếp hạng 46/132 trên Bảng xếp hạng Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu, Việt Nam là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về Đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua. Bên cạnh đó, WIPO cũng đánh giá mức độ phát triển hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo của Việt Nam so với GDP đạt mức cao hơn kỳ vọng và Việt Nam có khả năng triển khai hiệu quả nguồn lực Đầu vào đổi mới sáng tạo thành các sản phẩm Đầu ra đổi mới sáng tạo.

Theo số liệu từ Báo cáo Đổi mới sáng tạo Mở 2023, phần lớn các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều đã thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo. Trong đó, các doanh nghiệp đánh giá cao việc hợp tác với các chủ thể trong Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Mở, đặc biệt là khách hàng/người dùng. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cho thấy các chủ thể là Công ty khởi nghiệp/công ty công nghệ và các nền tảng kết nối cung cầu về Đổi mới sáng tạo/sàn giao dịch công nghệ là những “ngôi sao đang lên” về mức độ quan trọng trong việc hợp tác để giúp các doanh nghiệp thúc đẩy Đổi mới sáng tạo.

>>> Xem thêm: Nông nghiệp xanh tại Singapore: Bước tiến bền vững cho ngành nông nghiệp

Công ty khởi nghiệp/công ty công nghệ và các nền tảng kết nối cung cầu về Đổi mới sáng tạo/sàn giao dịch công nghệ là những “ngôi sao đang lên” về mức độ quan trọng trong việc hợp tác để giúp các doanh nghiệp thúc đẩy Đổi mới sáng tạo.
Công ty khởi nghiệp/công ty công nghệ và các nền tảng kết nối cung cầu về Đổi mới sáng tạo/sàn giao dịch công nghệ là những “ngôi sao đang lên” về mức độ quan trọng trong việc hợp tác để giúp các doanh nghiệp thúc đẩy Đổi mới sáng tạo.

Tuy nhiên, việc tham gia vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở không chỉ là một cơ hội mà cũng có thể là một thách thức đối với các doanh nghiệp. Việc tương tác, truyền đạt thông tin, quản lý mối quan hệ với các chủ thể trở nên phức tạp và dễ bị phân tán hơn. Đồng thời, sự thiếu nhất quán trong quá trình thiết lập và duy trì mục tiêu chung cũng là một thách thức có thể làm chệch hướng mục tiêu đồng sáng tạo. Ngoài ra, việc đo lường các kết quả ĐMST cũng gặp khó khăn do thiếu sự đồng thuận về các chỉ số và cách đo lường. 

Đó là lý do tại sao doanh nghiệp cần tăng cường năng lực về việc xây dựng, hệ thống hóa quy trình Đổi mới sáng tạo. Đúc rút từ 3 năm kết nối cung - cầu, BambuUP giới thiệu công thức PUCMA ngắn gọn, khoa học cho doanh nghiệp tham khảo để triển khai hiệu quả các kết nối đổi mới sáng tạo thực tiễn. 

 

Công thức PUCMA

  • Purpose - Mục đích của thách thức

Một thách thức với mục đích rõ ràng sẽ giúp các chủ thể liên quan hiểu rõ hơn về mục tiêu và kết quả mà họ đang hướng đến. Việc làm rõ các mục đích, mục tiêu và ý nghĩa trong ngắn hạn và cả dài hạn từ phía doanh nghiệp giúp tiết kiệm thời gian và tăng cường cam kết từ phía đối tác.

  • Unclarity - Làm rõ các điểm khúc mắc

Trong quá trình tiếp nhận nguồn tri thức, ý tưởng, công nghệ từ bên ngoài tổ chức để kết hợp với nguồn lực nội bộ, việc làm rõ và giải quyết các điểm còn thắc mắc là rất quan trọng. Một mối quan hệ hợp tác chỉ bền vững khi các bên cởi mở và trung thực với nhau để hiểu rõ hơn về những rủi ro và thách thức có thể phát sinh, từ đó tìm ra cách giải quyết và phối hợp hiệu quả.

  • Condition - Các điều kiện liên quan

Việc xác định và đàm phán về các điều kiện liên quan là bước quan trọng đảm bảo rằng mọi bên đều đồng ý với những cam kết và trách nhiệm của mình trong mối quan hệ hợp tác. Các điều kiện này bao gồm về tài chính, pháp lý, bảo mật thông tin, và các cam kết về mặt chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Method - Cách thức phối hợp

Một trong những thách thức lớn nhất của doanh nghiệp, tập đoàn khi tham gia vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở là “sốc văn hóa”. Do vậy, quy định rõ ràng về cách thức phối hợp, phân chia đầu việc giữa các đối tác sẽ giúp tăng cường hiệu suất của mối quan hệ. Việc thống nhất về cách làm việc, giao tiếp, và quản lý dự án sẽ giúp tránh được xung đột trong quá trình làm việc.

  • Agreement - Các thỏa thuận tiếp theo

Cuối cùng, việc đặt ra các thỏa thuận về các bước tiếp theo cơ sở vững chắc cho mối quan hệ hợp tác. Các thỏa thuận này cũng cần đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể, bao gồm việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện, và đánh giá hiệu suất.

>>> Xem thêm: Những mô hình mới giải quyết vấn đề rác thải hữu cơ từ thực phẩm

 

Áp dụng công thức PUCMA trong quy trình kết nối đổi mới sáng tạo

Ngoài công thức PUCMA, BambuUP cung cấp một quy trình kết nối đổi mới sáng tạo chuẩn, được hình thành dựa trên ba năm kinh nghiệm tích lũy từ nhiều thương vụ thành công trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Quy trình này không chỉ là kết quả của sự thử nghiệm và tinh chỉnh liên tục, mà còn là một khung lý thuyết toàn diện giúp doanh nghiệp xây dựng và triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo hiệu quả, linh hoạt: 

  • Phiên họp Thông tin (Briefing Session)

Basic Briefing Session là một buổi họp được tổ chức để cung cấp thông tin cho các bên đưa ra giải pháp đề bài được đăng trên Challenge Hub của BambuUP. Với từng yêu cầu đề bài, buổi họp này có thể không cần thiết đối với những đề bài phổ biến hoặc cần được thực hiện dưới dạng một buổi họp trực tuyến nếu Doanh Nghiệp đưa ra đề bài yêu cầu đặc thù cần được thực hiện và bên tiếp nhận đề bài cần hiểu rõ hơn về yêu cầu đặc thù.

Trước khi diễn ra buổi Basic Briefing Session, luôn có một bộ phận phụ trách công việc điều phối luồng thông tin giữa các bên tham gia vào buổi briefing. Đơn vị này có nhiệm vụ đánh giá sơ bộ tính chất đề bài được đưa ra, các yêu cầu được chuẩn hóa và đưa ra agenda cho buổi họp được sự đồng thuận từ cả 2 bên.

Tiếp đến, công thức PUCMA sẽ được áp dụng trong khi buổi Basic Briefing Session diễn ra. Công thức PUCMA (Purpose - Unclarity - Condition - Method - Agreement) đảm bảo các bên đều hiểu về Mục đích của thách thức - Làm rõ các điểm còn thắc mắc - Các điều kiện liên quan - Cách thức phối hợp và Các thỏa thuận tiếp theo.

công thức PUCMA
Công thức PUCMA
  • Phiên Thảo luận chuyên sâu (Intensive Discussion Session - IDS)

Sau khi buổi Basic Briefing Session được thực hiện, phiên Thảo luận chuyên sâu sẽ được diễn ra với vai trò là buổi đề xuất phương án sơ bộ, làm rõ những vấn đề trong đề xuất giải pháp mà Innovation provider đưa ra và chi phí đề xuất để thực hiện đầu bài. Trọng tâm của buổi này là làm rõ được những vấn đề xoay quanh đề xuất sơ bộ của Innovation Provider và mức độ tương thích giữa Doanh nghiệp và Innovation provider.

Cũng như buổi Briefing, một buổi Thảo luận chuyên sâu (IDS) hiệu quả cũng bao gồm 2 giai đoạn chính. Vai trò điều phối trước khi diễn ra buổi IDS là hết sức quan trọng. Người điều phối sẽ chuyển những câu hỏi, vấn đề trong khâu thực hiện đề xuất sơ bộ giữa hai phía và thúc đẩy tiến trình thảo luận của Doanh nghiệp và Innovation provider để cho ra đề xuất tốt nhất. 

Trong khi diễn ra buổi IDS, việc lắng nghe và điều tiết cho cuộc họp đi đúng quỹ đạo là hết sức quan trọng. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ với sự tham gia của nhiều bên liên quan, để đảm bảo rằng buổi họp có tiến triển tốt. Công thức PUCMA của BambuUP vẫn là “bí quyết” giúp hai bên bám sát agenda, đạt được những quyết định nhanh chóng và chính xác trong khuôn khổ của một buổi IDS. 

>>> Xem thêm: Cách nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) đang tái định hình tương lai ngành hàng không

 

Doanh nghiệp rơi vào tình huống có đề bài nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu?

ĐMST giờ đây đã bước qua kỷ nguyên mới, nơi sự kết nối trong hệ sinh thái đóng vai trò là trung tâm của ĐMST mở. Ngày nay, ý tưởng có thể đến từ mọi công ty, tổ chức với đa dạng quy mô và lĩnh vực thay vì chỉ từ những đơn vị có khả năng nghiên cứu lớn như trước đây. Ngoài ra, các công ty/tổ chức/cá nhân cũng ngày càng linh động hơn, họ sẵn sàng kết nối ý tưởng với bất kỳ công ty nào có khả năng phát triển chúng. 

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình huống có đề bài nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu. Bà Nguyễn Hương Quỳnh, CEO BambuUP chia sẻ về thực trạng tham gia kết nối của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay: “Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm rõ được thế nào là đổi mới sáng tạo và họ mới đang ở bước cơ bản. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhập cuộc mà thiếu đi sự chuẩn bị bài bản, hiệu quả, chưa chuẩn bị tư duy cho nhân sự. Đây là sai lầm mà các doanh nghiệp Việt Nam hay mắc phải, nghe tưởng chừng như nghịch lý nhưng lại là thực tế đang diễn ra hiện nay.”

Để khắc phục những sai lầm trên, các “tướng lĩnh” cần phải tăng cường năng lực trong việc xây dựng và hệ thống hóa quy trình đổi mới sáng tạo. Trước hết, việc “thăm khám” sức khỏe doanh nghiệp là quan trọng nhất để xác định và hiểu rõ mục tiêu của hành trình đổi mới sáng tạo. Tiếp theo, việc phát triển quy trình và tiêu chuẩn cùng với thiết lập các cơ chế đánh giá hiệu suất giúp cho doanh nghiệp tăng cường khả năng thích nghi và phát triển trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. 

>>> Xem thêm: Product-as-a-Service: Cách doanh nghiệp chuyển đổi để đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới

------------

Đọc thêm về công thức PUCMA trong Cẩm nang Quy trình đổi mới sáng tạo mở - bản tổng hợp ngắn gọn, khoa học cho doanh nghiệp tham khảo để triển khai hiệu quả một Thách thức Đổi mới sáng tạo (Innovation Challenge) trong thực tiễn.

Đã copy link

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

Bìa 1.png
Thứ 6, 24/01/2025

Công nghệ giúp đối mặt với rối loạn tâm lý

Vấn đề sức khỏe tâm lý và cảm xúc ngày nay đang trở nên báo động khi tỷ lệ rối loạn tâm lý như trầm cảm và lo âu gia tăng đáng kể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 264 triệu người trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi trầm cảm, trong đó nhiều người không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc phù hợp. Áp lực từ công việc, học tập và sự thay đổi xã hội nhanh chóng là những yếu tố góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng này, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về các giải pháp hỗ trợ sức khỏe tâm lý toàn diện và dễ tiếp cận. Để giải quyết những vấn đề này, rất nhiều startup đã thúc đẩy những sáng kiến sáng tạo để cái thiện đời sống tâm lý của mọi người.
Thumbnail InnovationUP.jpg
Thứ 3, 21/01/2025

Bao bì bền vững: 6 chiến lược tối ưu cho đường đua đổi mới sáng tạo xanh

Liệu bao bì có thể trở thành động lực thúc đẩy cuộc cách mạng xanh? Hãy tưởng tượng nhựa PET được biến hóa thành những viên kim cương nano lấp lánh, hay công nghệ hóa học đảo ngược giúp tái chế nhựa vô tận mà không bị giảm chất lượng! Từ nhựa sinh học làm từ tảo, bao bì nhôm có thể tái sử dụng hơn 70 lần, cho đến thìa và cốc ăn được, những đột phá đáng kinh ngạc này chứng minh rằng tư duy thiết kế xanh không chỉ thay đổi diện mạo và tính chất bao bì mà còn tái định hình tương lai bền vững của thế giới. Cùng BambuUP khám phá trong bài viết này!
Bìa 1.png
Thứ 6, 17/01/2025

Tương lai mới của thực phẩm: Muôn hình vạn trạng của Protein

An ninh lương thực đang đối mặt với áp lực lớn khi nhu cầu lương thực tăng cao, trong khi các trại chăn nuôi gây ra phát thải khí nhà kính khổng lồ, tiêu tốn tài nguyên và làm suy thoái môi trường. Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức trong giết mổ động vật ngày càng được chú ý, đặt ra câu hỏi về cách cân bằng giữa nhu cầu thực phẩm và trách nhiệm với môi trường, động vật, và xã hội. Đọc ngay về 4 startup tiên phong trong FoodTech tuần này!