Mặc dù các giải pháp hiện tại được kỳ vọng cắt giảm đáng kể lượng khí thải trong thập kỷ tới, việc đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 đòi hỏi những đột phá công nghệ và sự chuyển đổi sâu rộng hơn nữa trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế.
Rút ngắn khoảng cách Net zero: Công nghệ hiện tại là chưa đủ
Năm 2023, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã phát đi tín hiệu báo động: Mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu 1.5 độ C - 2 độ C sẽ thất bại nếu không cắt giảm khí thải ngay bây giờ.
Đổi mới sáng tạo nói chung và công nghệ nói riêng chính là chìa khóa để giải quyết bài toán khó trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu Nhiên liệu không hóa thạch, công nghệ AI là một trong những ví dụ sinh động về cách mà đổi mới sáng tạo đã và đang tạo ra những thay đổi tích cực để hướng tới mục tiêu Netzero.
>>> Xem thêm: Đổi Mới Sáng Tạo Mở (Open Innovation): Mô Hình Đột Phá Giúp Tăng Tốc Đổi Mới Sáng Tạo
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), gần một nửa lượng giảm phát thải cần thiết để đạt được mục tiêu net-zero phụ thuộc vào sự đột phá của các công nghệ mới, bao gồm cả những công nghệ đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Báo cáo Lighting the Path của Viện Nghiên cứu Quốc tế về Phát triển Bền vững (International Institute for Sustainable Development) cho thấy trong số hơn 1.000 kịch bản hướng tới mục tiêu hạn chế biến đổi khí hậu, chỉ có 26 dự án sử dụng hoàn toàn công nghệ hiện nay. Trong tình hình đó, việc tìm kiếm và ứng dụng các giải pháp công nghệ mới là vô cùng cấp thiết.
Đổi mới sáng tạo xanh: Tại sao ý tưởng hay vẫn khó thành hiện thực?
Có một khoảng cách đáng kể giữa phòng thí nghiệm và thị trường. Các giải pháp đổi mới sáng tạo xanh thường phải trải qua một quá trình phát triển dài hơi: đề xuất ý tưởng, thiết kế, chế tạo thử nghiệm và thương mại hóa. Điều này giải thích lý do tại sao nhiều công nghệ tiềm năng vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi.
Quá trình từ khi một ý tưởng được đầu tư nghiên cứu ban đầu cho đến khi trở thành một công nghệ được bảo hộ bằng sáng chế là một hành trình dài và phức tạp.
Trung bình, việc công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín thường mất khoảng 3 - 5 năm. Tuy nhiên, để công nghệ đó đủ trưởng thành và đáp ứng các tiêu chuẩn để được cấp bằng sáng chế, cần thêm một khoảng thời gian đáng kể, có thể lên đến 5 - 7 năm.
Hơn nữa, các dự án đổi mới sáng tạo xanh thường gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn chuyên gia chất lượng cao và đưa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường. Hiện nay, mạng lưới các chuyên gia môi trường trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng vẫn còn rất hạn chế, gây khó khăn lớn trong việc triển khai, đánh giá tác động của các giải pháp đổi mới sáng tạo xanh.
Bên cạnh đó, việc phát triển giải pháp đổi mới sáng tạo xanh phải vượt qua hàng loạt rào cản về kinh tế, xã hội. Chi phí đầu tư ban đầu cho các dự án xanh thường rất cao, đòi hỏi nguồn vốn lớn mà không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có thể tiếp cận. Thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ xanh còn khá nhỏ và chưa thực sự ổn định, gây nên không ít khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng.
Quan trọng nhất, việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp, tập đoàn để hướng tới các sản phẩm xanh cũng là một quá trình lâu dài và đòi hỏi nhiều nỗ lực.
Cuối cùng, hành lang pháp lý và các chính sách hỗ trợ cho các dự án xanh ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, tạo ra những bất cập trong quá trình triển khai.
>>> Xem thêm: Product-as-a-Service: Cách doanh nghiệp chuyển đổi để đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới
Chương trình tăng tốc cho giải pháp xanh của bạn
Đổi mới sáng tạo xanh là một quá trình không ngừng nghỉ, đòi hỏi sự hợp tác của các quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
Towards Zero Waste Accelerator là chương trình tăng tốc khởi nghiệp hàng đầu thuộc dự án "Go Circular" toàn cầu, chuyên hỗ trợ các dự án đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực giảm rác thải hữu cơ, dệt may, nhựa và điện tử. Trong vòng 3 tháng, chương trình Towards Zero Waste Accelerator sẽ giúp bạn tiến gần hơn tới mục tiêu của mình!
Được Chính phủ Đức tài trợ và đồng tổ chức bởi BambuUP và Schoolab, Towards Zero Waste Accelerator cung cấp một hệ sinh thái toàn diện bao gồm: tư vấn chuyên sâu cá nhân hóa 1 - 1 với các chuyên gia hàng đầu, kết nối với mạng lưới nhà đầu tư uy tín, cơ hội thử nghiệm và phát triển sản phẩm, hỗ trợ mở rộng thị trường.
Với gói hỗ trợ tài chính lên đến €5,500, Towards Zero Waste Accelerator là bệ phóng lý tưởng để bạn đưa ý tưởng của mình vươn ra tầm quốc tế.
Đặc biệt, các dự án xuất sắc sẽ được vinh danh trong Green Innovation Report 2024 của BambuUP, một ấn phẩm uy tín trong ngành, mang đến cơ hội tiếp cận cộng đồng khởi nghiệp toàn cầu.